Anda di halaman 1dari 5

Ai ngờ mình nằm ngồi trên tiền

Thứ bảy, 21/07/2007

Nhiều người dân ở những làng quê nghèo Bình


Định bàng hoàng khi không ngờ mình có vài
chục triệu trong nhà mà không biết.
Ông Tín từ thợ sửa xe gắn máy
“Tưởng là thứ đồ bỏ, ngâm dưới đất, ai ngờ đào trở thành người chạy mối huỳnh
lên được 50 triệu đồng, mừng hơn được vàng”, đàn.
ông lão ở xã Phước Sơn, Bình Định, bật cười ha hả. Ông chỉ là một trong
nhiều người kiếm được bạc triệu nhờ huỳnh đàn, và là câu chuyện khởi đầu
của chiến dịch săn huỳnh đàn rộ lên khoảng 2 tháng nay tại những vùng quê
Bình Định.

Săn đồ… bỏ

Nếu nói về săn huỳnh đàn, cách đây một năm, những vùng quê sâu thuộc
Gia Lai, Đăk Lăk đã từng rộ lên. Sau đó chìm dần và bây giờ đã lan sang
những vùng quê Bình Định.

Trước khi những tay cò săn gỗ mở chiến dịch tấn công vào Bình Định,
những người nông dân ở Phước Sơn, cũng như những vùng lân cận, dựa trên
sự sở hữu loại gỗ này để kết luận giàu nghèo. Chỉ những người nghèo và
thiếu kinh nghiệm mới có loại gỗ này vì bị thợ mộc “trát” cho đó là gỗ
hương.

Trung bình một xã hiện nay có khoảng 2 cò chính, chuyên thu mua huỳnh
đàn và có khoảng chục chân rết bám vào từng khu xóm, săm soi từng ngôi
nhà. Mỗi cò chính này hiện cũng đã thu mua được khoảng vài tấn huỳnh
đàn/người. Công việc chính của cò và “chân rết” là tiến hành tìm và thử.
Thử huỳnh đàn khá dễ, chỉ cần cạy ra một lớp mỏng trên sản phẩm, lấy hộp
quẹt đốt lên, nếu có mùi thơm đặc trưng, tàn tro màu trắng đục thì đúng là
huỳnh đàn.

Nếu trước kia, giá thu mua huỳnh đàn tại Gia Lai trung bình khoảng 600.000
đồng/kg, thì hiện nay giá mua vào đã lên gần gấp đôi. Những miếng vụn
(dạng phế liệu) thì giá thu vào khoảng vài trăm ngàn. Nếu đã thành sản
phẩm thì giá thu vào khoảng 1 triệu đồng/kg, còn nếu là những sản phẩm
lớn, có diện tích bề mặt lớn như phản, tủ thì giá của nó có thể lên đến 3
triệu/kg.

Chính nhờ khung giá hấp dẫn nên có khá nhiều người ẵm gọn vài chục triệu
đồng. Nhà ông Bảy, thôn Lộc Thượng, Bình Định, chỉ nhờ vào hai cái thành
giường, cân nặng khoảng 20kg, vừa phát hiện ra đã được ngã giá 20 triệu
đồng. Nhưng cho là rẻ nên ông không bán. cái tin đồn về hai cái thành
giường chẳng mấy chốc lan nhanh, vài ngày sau, một tay cò khác vào nâng
giá lên 30 triệu đồng. Giá thay đổi chóng mặt, ông quyết định không bán
nữa, treo “giá” để chơi trong nhà.

Tương tự, nhà bà Mười Nhã, cùng thôn, có bộ bàn ghế sử dụng đã lâu lắm
rồi, nhưng chẳng ai biết là huỳnh đàn. đến khi một “chân rết” chẳng hiểu vì
sao biết được tìm đến thử, phát hiện đúng là huỳnh đàn, chỉ vài giờ đồng hồ
sau một “chú cò” bay tới ra giá 55 triệu đồng. hơi ngợp, bà chần chừ một
chút thì giá được nâng lên thành 60 triệu đồng. Không dám quyết định bà
mời khách về, rồi chờ mấy đứa con ở xa về. Vừa nghe kể lại, lập tức toàn bộ
hàng rào trong nhà được gia cố, xây dựng lại để gìn giữ bộ bàn ghế.

Người dân ở cái thôn Phước Sơn ai cũng biết trường hợp nhà ông Tư Bền.
Nhà ông nghèo lắm, kinh tế gia đình chỉ đủ ăn từng bữa, từ nhỏ đến giờ, ông
chưa từng cầm trong tay số tiền lớn, đột nhiên một con “cò” bay đến, chẳng
ngần ngại bỏ ra 20 triệu để làm chủ cái giường ông nằm.

Cầm tiền trong tay mà ông thừ cả người “trừ quơi, hầu giờ nằm trên tiền mà
tui hổng biết...”. Cái giọng quê chân chất, mộc mạc của ông cứ run lên từng
hồi.

Bây giờ, cái dịch huỳnh đàn đã khiến những nông dân chân lấm tay bùn trở
thành những người thử gỗ điêu luyện. Ai cũng thử, cái gì bằng gỗ cũng thử,
từ trần, vách, giường, tủ, bàn, ghế, cửa, v.v... đều được lôi ra, càng xưa càng
phải thử. Những chú “cò” huỳnh đàn cũng làm việc không ngơi nghỉ, vì
riêng cái sự thử cũng ngốn khá nhiều thời gian.

Nhờ dối thành khối vàng

Có điều nực cười là đằng sau chiến dịch săn huỳnh đàn, sự gian dối của
những phó mộc trong vùng mới lòi ra. trước đây nhiều người trong vùng đặt
đóng sản phẩm gỗ hương, do huỳnh đàn rẻ hơn nên được sử dụng làm
khung, sườn sản phẩm. Cũng do cái dối của thợ, nên khá nhiều người trong
vùng tự nhiên có được tiền. Các thợ mộc trong vùng trở thành những cây
ăng-ten chính xác cho “cò”.

Không chỉ riêng thợ mộc, ông Tín, một thợ sửa xe gắn máy, giờ chuyển
thành một trong những tay cò thử huỳnh đàn nổi tiếng, đơn giản vì họ là
những người biết nhiều, biết rành tình hình trong các khu dân cư. Dân Phước
Sơn rất nhiều người rành chuyện ông Tín đã từng phát hiện ra “cục vàng”
chôn dưới chuồng heo nhà ông Bảy Anh, một thợ mộc lâu năm. Do trước
đây thấy khúc gỗ không thể làm thành phẩm, nên ông đem bỏ ra góc chuồng
heo, do không mục nên đào lên cái gốc còn nguyên. Sau khi rửa sạch đem ra
cân ký bán được có… 70 triệu đồng.

Ông còn chỉ chỗ cho cò tìm mua một bộ phản lớn huỳnh đàn, giới thiệu hay
đến mức, chỉ cần nghe cò phán ngay “đúng huỳnh đàn… 350 triệu”. Song bộ
phản đó hiện đang lưu lạc ở Sài Gòn.

Mang huỳnh đàn vượt biên ? Nhiều người nghèo, thiếu


kinh nghiệm bị thợ mộc
Hầu như dân cư ở Bình Định ai cũng khẳng định, "trát", lấy huỳnh đàn
toàn bộ những sản phẩm thu mua được của dân, đóng đồ thay cho gỗ
đều được thu gom lại bởi những tay cò từ Hà Nội hương, giờ đây trở nên
vào. Những súc gỗ này sau khi “mông má” sẽ rủng rỉnh bạc chục triệu.
đem qua Trung Quốc sang lại.

một tay thâu gom người Bắc, tuyên bố sẵn sàng bỏ tiền mua vé máy bay vào
Nam thỉnh bộ phản về, vì hiện đang có đơn đặt hàng từ Trung Quốc. Nếu
mua được sẽ chi cho người giới thiệu 10%. Có thể nói, người sở hữu huỳnh
đàn thường là người trung lưu, nghèo, còn những người giàu rành phân biệt
giữa hương và huỳnh đàn thì lại ít. Vì vậy, chỉ cần giá hời một chút là bán.

Bây giờ là thời huỳnh đàn, câu chuyện cửa miệng của dân ở đây không gì
khác ngoài chuyện huỳnh đàn, ai có huỳnh đàn, nhiều hay ít đang trở thành
chủ đề chính trong cuộc sống dân sở tại.

Những sản phẩm gỗ quý này đang bị chảy máu, đằng sau đồng tiền là niềm
nuối tiếc của nhiều người.

TheNgười ươm thành công giống huỳnh đàn


Vài năm trở lại đây, huỳnh đàn bị lâm tặc săn lùng ráo riết. Trước nguy cơ
tuyệt chủng của giống gỗ quý này, lần đầu tiên ở Tây Nguyên có một người
ươm thành công huỳnh đàn. Anh là Đỗ Duy Hà, công tác ở Ban quản lý rừng
phòng hộ Kon Pla (Kon Tum).

Vốn là dân lâm nghiệp, Đỗ Duy Hà đã chứng kiến sự săn đuổi ráo riết loại gỗ
quý này của bọn lâm tặc. Từng đầu mẩu - không kể lõi hay xô, thậm chí là
thứ mục mủn đều được săn mua triệt để. Anh nghĩ, với sự săn lùng ráo riết
như hiện nay thì chỉ một, hai năm tới loại gỗ quý này chắc chắn sẽ tuyệt
chủng...

Quyết tâm nhân giống gỗ quý

Cái tâm của một người gắn với nghiệp rừng đã đưa Đỗ Duy Hà đến quyết
định: Phải tìm cách nhân giống để giữ lấy cây gỗ quý này. Ở Tây Nguyên
quả huỳnh đàn chín vào mùa khô. Tìm được cây có quả bây giờ rất khó. Hạt
huỳnh đàn khi rơi xuống đất nếu không tách khỏi vỏ và gieo ngay là mất khả
năng mọc mầm. Điều này giải thích vì sao huỳnh đàn không mọc gần nhau
thành cụm như nhiều loại cây khác...

Hà chợt nhớ ra người anh họ ở Quảng Bình có mấy cây huỳnh đàn trồng
trong vườn nhà đã trên chục năm. Hà gọi điện cho anh bày tỏ ý định muốn
trồng huỳnh đàn và được anh gửi hạt vào ngay.

Hạt huỳnh đàn bao trong quả, nhỏ và mảnh như hạt táo, rất khó bóc; phải tẩn
mẩn cả nửa tháng mới tách hết 4kg hạt. Chưa có tài liệu nào hướng dẫn ươm
giống cây này nên anh phải làm theo cách suy đoán. Anh ngâm hạt vào nước
ấm 12 giờ rồi vớt ra ủ trong nhiệt độ 37o C. Sau ba ngày hạt nứt mầm với tỷ
lệ gần như 100%. Vậy là thành công. Với 4kg hạt, anh đã có một vườn giống
huỳnh đàn 25.000 cây.

Nhen lên một phong trào

Nghe tin Hà ươm thành công huỳnh đàn, những người từng tham gia săn gỗ,
những người làm nghề rừng lập tức tìm đến. Tận các huyện Kon Chro, An
Khê cách Kon Pla hơn 100km cũng biết tin. Một ND ở huyện Đăk Pơ mua
luôn 1.000 cây. Ở Kon Chro có người mua 300 cây... Họ cảm ơn anh đã nảy
ra một ý tưởng hay.

Hà cho biết, huỳnh đàn hoàn toàn có thể trồng xen với cà phê hoặc làm cây
trụ tiêu rất tốt vì đây là loại cây họ đậu, rễ có tác dụng cải tạo đất. Đây cũng
là cây gỗ phát triển nhanh. Anh tính toán, chỉ sau 10 năm, nếu cây trồng trên
đất tốt đường kính có thể đạt 25cm, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ...

Những ngày này nhiều người vẫn tấp nập tìm đến Hà để mua giống huỳnh
đàn. Dù thu được số tiền kha khá, nhưng với anh đây không phải là điều
quan trọng. "Thực ra lúc đầu tôi hoàn toàn không có ý định kinh doanh giống
huỳnh đàn. Điều mong muốn của tôi chỉ là đánh thức mọi người ý thức giữ
gìn và phát triển một tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho quê
hương"- Hà tâm sự.

Anh cho biết, sắp tới sẽ nghiên cứu nhân giống huỳnh đàn bằng hom. Nếu
phương pháp này thành công, sẽ vừa hạ giá thành; vừa thúc đẩy nhanh phong
trào trồng giống cây quý này ở địa phương và cả nước.

Nông thôn ngày nay

o Sài Gòn Tiếp Thị

Bán Cây Huỳnh Đàn Con Giá Cả Ưu Đãi !


Hiện nay Công Ty chúng tôi có sản xuất và nhân giống cây Huỳnh đàn ( hay còn gọi là cây Sưa ,
huê xà , Trắc Thối , Hoàng Hoa Lý ) với giá cả ưu đãi cho bà con nông dân ! Công ty chúng tôi Sản
Xuất cây có nguồn gốc của Sở Nông Nghiệp Tỉnh cho nên bà con yên tâm về chất lượng và nguồn
gốc . Công Ty chúng tôi chịu Trách nhiệm cung cấp Hóa Đơn Đỏ và giấy chứng nhận nguồn gốc
nếu bà con , cá nhân hoặc Doanh Ngiệp nào yêu cầu ! Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ SĐT :
0986.038.718 ( Gặp Anh Sỹ ) Hoặc SĐT : 0976.489.028 ( Gặp Anh Hùng )

Anda mungkin juga menyukai