Anda di halaman 1dari 19

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM XỬ LÝ CHẤT THẢI

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM


PHẨM NHUỘM BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ
TRÊN THAN HOẠT TÍNH

TPHCM – 3/2004
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ bằng than hoạt tính 1

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM XỬ LÝ CHẤT THẢI:

XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM PHẨM NHUỘM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HẤP


PHỤ TRÊN THAN HOẠT TÍNH

Nhóm thí nghiệm: nhóm 1

Ngày thí nghiệm: 24/3/2004

Nơi thí nghiệm: PTNHMT

Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thanh Phượng

SV thực hiện: Huỳnh Khánh An – MSSV: 90000004

Trần Thị Kim Anh 90000077

Bùi Ngọc Anh 90000022

Nguyễn Văn Bé 90000139

Lê Thị Chu Biên 90000140

Lê Minh Châu 90000207

Đỗ Thị Minh Châu 90000205

Nguyễn T. Quý Châu 90000215

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 2

1. TÓM TẮT

- Mục đích thí nghiệm:

+ Làm quen với phương pháp hấp phụ trong nước thải.

+ Đánh giá khả năng hấp phụ màu trên than hoạt tính qua các thông số

Đại lượng hấp phụ q (g phẩm màu/g than hoạt tính)

Hệ số phân phối phẩm màu trong các pha: k

+ Xây dựng đường cân bằng hấp phụ phẩm nhuộm trên than hoạt tính.

+ Xác định hiệu quả xử lý của quá trình một bậc và nhiều bậc.

- Kết quả:

a. Bậc 1:

+ Nồng độ ban đầu 0.02g/l

+ Lượng than tối ưu m = 1 g

+ Thời gian lưu nước tối ưu t = 15 phút

+ Hiệu suất xử lý đạt 23.5%

b. Bậc 2:

- Nồng độ ban đầu 0.02g/l

- Lượng than được chia làm 2 phần bằng nhau: m1= m2 = m/2 = 0.5 g

- Thời gian lưu nước là 15 phút

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 3

- Hiệu suất xử lý đạt 76.55%.

2. LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết

Phương pháp hấp phụ được áp dụng rộng rãi để làm sạch nước thải khỏi chất hữu
cơ hoà tan sau xử lý bằng phương pháp sinh học cũng như khi nồng độ của chúng
không cao và chúng không bị phân huỷ sinh học, hoặc có tính chất độc hại. Ưu
điểm của phương pháp là hiệu quả cao (80-95%), có khả năng xử lý nước thải
chứa vài chất ô nhiễm cũng như khả năng thu hồi các chất này.
Những chất hấp phụ có thể là: than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp có khả năng
trao đổi ion, cacbon sunphua, than nâu, than cốc…Để hấp phụ các chất bẩn hữu
cơ, đầu tiên phải dùng các vật liệu xốp (than hoạt tính, chất tổng hợp). Khi trong
nước thải chứa các hỗn hợp chất bẩn hòa tan ở dạng phân tử và ở dạng các chất
tạo mixen lớn thì nên xử lý bằng bông cặn tươi của những hydroxit của nhôm
hoặc sắt.
Than hoạt tính là chất hấp phụ thông dụng nhất. Than dùng để xử lý nước thải
công nghiệp phải có những tính chất đặc biệt so với các loại than dùng để hấp phụ
khí hay dung môi. Than hoạt tính phải xốp, có độ rỗng lớn để bề mặt có thể hút
các phân tử của các chất bẩn hữu cơ tổng hợp, phải có khả năng chống mài mòn
và dẽ thấm ướt trong nước. Tuỳ thuộc vào phương thức sử dụng, than hoạt tính
phải có thành phần cấp phối hạt nhất định. Than để xử lý nước thải nên có hoạt
tính xúc tác nhỏ nhất đối với các phản ứng oxy hoá, ngưng tụ hoặc không làm mất
sản phẩm đã thu hồi.
Quá trình hấp phụ có thể tiến hành một bậc hay nhiều bậc. Hấp phụ một bậc được
ứng dụng khi giá rẻ hoặc là chất thải của sản xuất. Quá trình hấp phụ nhiều bậc sẽ
thu hiệu quả cao hơn.
2.2. Kỹ thuật hấp phụ:

Có nhiều phươmg pháp hấp phụ:


- Hấp phụ trong điều kiện tĩnh
- Hấp phụ trong điều kiện qua lớp vật liệu cố định: là quá trình diễn ra khi cho
nước thải lọc qua lớp vật liệu hấp phụ. Thiết bị để thực hiện qua trình đó gọi là
thùng lọc hấp phụ hay còn gọi là tháp hấp phụ

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 4

- Hấp phụ trong điều kiện động học qua lớp vật liệu lơ lửng: khi hàm lượng các
chất đa phân tán cao, vật liệu hấp phụ được dùng với cỡ hạt 0,5-1mm.
2.3. Hoàn nguyên vật liệu hấp phụ:

Tái sinh chất hấp phụ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hấp phụ. Các chất bị
hấp phụ có thể tách ra khỏi than hoạt tính bằng quá trình nhả nhờ hơi nước bão
hoà hay hơi quá nhiệt .
Để tái sinh than hoạt tính, có thể sử dụng phương pháp trích ly bằng các chất hữu
cơ có nhiệt độ sôi thấp và dễ chưng bằng hơi nước như metanol, bezen, toluen,
dicloenol.
Khi những chất hấp phụ không phải là sản phẩm quí, người ta khong cần thu hồi,
đồng thời với hoàn nguyên than, người ta phải khử luôn những chất đó. Do vậy,
có thể tái sinh than bằng cách biến đổi hoá học thành một chất khác dễ tách từ
chất hấp phụ hơn hoặc phá vỡ cấu trúc của chúng bằng các tác nhân hoá học hoặc
bằng phương pháp nhiệt.
2.4. Cân bằng cho quá trình hấp phụ:

Quá trình hấp phụ có thể được mô tả theo biểu thức thực nghiệm Freundlich:
Ccb= K.qn
Trong đó: q: độ hấp phụ cân bằng, q = V(Cd – Ccb)/ M
V: thể tích dung dịch, lit,
Cd: nồng đô dung dịch ban đầu, g/l,
Ccb: nồng độ cân bằng,g/l;
M: lượng chất hấp phụ sử dụng,g.

Ta có thể dễ dàng xác định các hằng số trong phương trình trên bằng cách chuyển
về dạng tuyến tính như sau:
lgCcb = lgK + nlgq
Kỹ thuật hấp phụ:
Dung dịch và chất hấp phụ được khuấy trộn trong thời gian thích hợp. Sau đó,
hỗn hợp được lọc để tách chất hấp phụ rắn và dung dịch ra khỏi dung dịch. Loại
chất hấp phụ được sử dụng phụ thuộc vào dung dịch cần xử lý, thường có kích
thước rất mịn. Thời gian để chất phụ và dung dịch đạt cân bằng chủ yếu phụ

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 5

thuộc vào nồng độ dung dịch, kích thước hạt rắn, độ nhớt của chất lỏng và
cường độ khuấy trộn.
Dựa trên đồ thị đường cân bằng đẳng nhiệt hấp phụ, có thể xác định được tỷ số
hấp phụ cho vào dung dịch ứng vớI sự biến đổi nồng độ cho trứơc
2.5. Quá trình hấp phụ một bậc:

Quá trình hấp phụ một bậc thực hiện trong thiết bị khuấy trộn hoàn toàn vận hành
gián đoạn. Các đại lượng đặt trưng cho quá trình hấp phụ được xác định theo công
thức như sau:

V (Cđ − Ccb )
q=
M
Trong đó:
q: đại lượng hấp phụ, g chất ô nhiễm/g chất hấp phụ;
V:thể tích chất ô nhiễm trong thiết bị hấp phụ, m3;
Cd: nồng độ chất ô nhiễm trong nước ban đầu, g/l;
Cc: nồng độ chất ô nhiễm sau khi hấp phụ, g chất ô nhiễm/l nước;
M: lượng chất hấp phụ ,g;

Hệ số phân phối chất ô nhiễm trong các pha:


k = q/Cc
2.6. Quá trình hâp phụ nhiều bậc:

Quá trình hấp phụ nhiều bậc thực hiện trên hệ thống các thiết bị khuấy trộn mắc
nối tiếp vận hành liên tục.
Lượng than cho vào mỗi bậc được tính theo công thức:

V  C o 
, g
m= n − 1
K  C c 

Trong đó:
Co: nồng độ chất ô nhiễm ban đầu;g/l;
CC :nồng độ chất ô nhiễm sau khi hấp phụ, g/l;
k: hệ sồ phân bố ở các pha;
m: lượng chất hấp phụ,g;
n: số bậc hấp phụ trong hệ thống;

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 6

V: thể tích nước ô nhiễm trong thiết bị, m3

Nồng độ chất ô nhiễm ở các bậc lý thuyết được tính theo công thức sau:
i
 V 
Ci =   C o , g / lit
 V + km 
Trong đó:
Co: nồng độ chất ô nhiễm trong nước ban đầu, g/l;
Ci : nồng độ chất ô nhiễm sau quá trình hấp phụ ở bậc thứ i, g/l:
k: hệ số phân bố chất ô nhiễm ở các pha;
m: lượng chất hấp phụ, g;
V: thể tích nước trong thiết bị hấp phụ,m3

2.7. Định luật hấp phụ Lambert-Beer:

Chiếu bức xạ đơn sắc λ có cường độ I0 qua dung dịch chứa cấu tử khảo sát có
nồng độ C, bề dày dung dịch b.
Độ hấp thu tỷ lệ với bề dày dung dịch và tỷ lệ với nồng độ cấu tử đang khảo sát
trong dung dịch:
A= kbC
Độ hấp thu của mẫu nằm trong khoảng 0,2-0,8 thì cho sai số phếp đo nhỏ nhất.

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 7

3. MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM – CÁC BƯỚC VẬN HÀNH


3.1 Mô hình thí nghiệm:

3.1.1 Quá trình hấp phụ 1 bậc:


Thực hiện thí nghiệm khảo sát quá trình hấp phụ 1 bậc trên mô hình thiết bị
khuấy trộn hoàn toàn vận hành gián đoạn. Mô hình thực nghiệm là bình khuấy
dung tích 1000ml.
3.1.2 Quá trình hấp phụ nhiều bậc:
Thực hiện thí nghiệm khảo sát quá trình hấp phụ nhiều bậc trên mô hình mô
phỏng dãy thiết bị khuấy trộn mắc nối tiếp hoạt động liên tục. Mô hình thực
nghiệm là dãy hai bình hấp phụ, thể tích chứa của mỗi bình là 1000 ml, có gắn
cơ cấu khuấy mắc nối tiếp nhau. Để mô phỏng quá trình hoạt động liên tục,
nước thải lưu tại mổi bình khuấy trộn với thời gian bằng nhau, sau khi hấp phụ ở
bình thứ nhất, nước thải được lọc và đổ vào bình thứ hai.
3.2. Các bước vận hành mô hình thí nghiệm:

- Khoá van xả ở các bình khuấy


- Khoá các van giữa các bình khuấy
Bắt đầu thí
nghiệm và
MOÂ HÌNH HAÁP PHUÏ MOÄT BAÄC VAØ NHIEÀU BAÄC sau khi thí
Nöôùc vaøo nghiệm ON/OFF
KHUAÁY

B
B1 2
xong, tiến hành K1
BÔM
K2
Vaän toác
V
vệ sinh hệ
khuaáy
12 K3
V 1 K4

V B3 thống: đổ đầy
23

V 2 nước vào bình,


B4 V bật ON/OFF,
34

B5
V
chỉnh vận tốc 3

V
45 khuấy, bật
V 4

công tắc khuấy


V 5

từng bình; mở
van xả B5; mở
Nöôùc thaûi lần lược các
van nối từ B1

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 8

→B2→ B3→B3→B5. thực hiện lập lại như trên và ở khâu cuối cùng là mở tất cả
các van xả ở các bình thay vì mở van nối. Lấy mẫu bằng pipet ở vị trí ½ chiều cao
mực nước trong bình.

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 9

4. THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM:

4.1. Hóa chất – dụng cụ:


- Cốc 1000ml 5 cái - Pipet 25 2 cái
- Đũa thuỷ tinh 5 cái - Quả bóp cao su 2 cái
- Ống nghiệm 40 cái - Bình nước cất 1 cái
- Giá ống nghiệm 3 cái - Cốc nhựa 1 cái
- Phễu lọc 6 nhỏ + 2 lớn - Đĩa cân 3 cái
- Giấy lọc - Muỗng 1 cái
- Ống đong 10ml 1 cái - Máy trắc quang 1 cái
- Erlen 100ml 1cái - Cân phân tích 1 cái
- Panh gắp dài 1 cái - Dung dịch phẩm nhuộm hoà tan
- Pipet 10ml 2 cái - Than hoạt tính dạng bột
4.2. Các bước thí nghiệm:

Thực nghiệm với nước thải nhiễm phẩm nhuộm hoà tan, chất hấp phụ được sử
dụng là than hoạt tính.
4.2.1. Thí nghiệm 1: xác định quan hệ nồng độ màu và độ hấp phụ
- Nguyên tắc: đo độ hấp thu của các dung dịch có nồng độ phẩm nhuộm khác
nhau, dựng đường thẳng quan hệ giữa hai nồng độ (C) và độ hấp thu (D). Xác
định hàm tuyến tính của (C) theo (D)
4.2.2 Thí nghiệm 2: quá trình hấp phụ bậc 1
- Nguyên tắc: xác định sự biến thiên nồng độ phẩm nhuộm còn lại trong dung
dịch theo thời gian ở các tỷ lệ than và phẩm nhuộm khác nhau.
- Thực hiện:
+ Cho 0.2g thuốc nhuộm vào trong 10l nước, cho vào 5 bình khuấy
+ Đổ than với khối lượng 0, 0.2, 0.5, 1.0, 1.5, 2.0 vào 5 bình khuấy, bắt đầu
tính thời gian hấp phụ .
+ Sau mỗi thới gian xác định, dùng pipet lấy khoảng 15 ml dung dịch đêm lọc
rồi đo độ hấp thụ của mẫu nước ở bước sóng λ = 520nm, trên máy quang trắc.

Nhóm 1__________________________________________________________________
Báo cáo thí nghiệm – Hấp phụ trên than hoạt tính 10

4.2.3. Thí nghiệm 3: hấp phụ nhiều bậc


- Nguyên tắc: thực hiện thí nghiệm trên mô hình hấp phụ 2 bậc mô phỏng qúa
trình hấp phụ liên tục.
Từ lượng than xác định thích hợp ở quá trình hấp phụ 1 bậc trong thí nghiệm 2,
ta xác định lượng than cho vào mỗi bậc của quá trình xác định hấp phụ nhiều
bậc như sau: M1 = M2 = M/2, g
Để mô phỏng quá trình liên tục, ta thực hiện thí nghiệm với thời gian lưu mỗi
bậc là bằng nhau. Từ thời gian thích hợp xác định ở quá trình hấp phụ 1 bậc
trong thí nghiệm, ta xác định thời gian lưu của nước ở mỗi bậc của quá trình hấp
phụ nhiều bậc như sau: t1 = t2 = t, s
-Thực hiện:
Bậc 1
- Lấy bông gòn bịt chặt lỗ thoát của hai bình khuấy B4, B5;
- Cân lượng than như nhau cho mỗi bình;
- Pha dung dịch thuốc nhuộm có nồng độ xác định vào bình khuấy B5;
- Bật máy khuấy tốc độ 99v/phút, bắt đầu tính thời gian;
- Sau thời gian hấp phụ cần thiết, tháo dung dịch, đem lọc đồng thời trên 2
phễu lọc lớn.
- Dùng pipet, hút khoảng 15 ml nước đem đo độ hấp phụ ở bước sóng 520nm.
Bâc 2:
- Phần nước sau lọc còn lại đổ vào bình khuấy B4;
- Cho lượng than thứ hai vào bình khuấy, bật máy khuấy, bắt đầu tính thời gian
- Sau khoảng thời gian hấp phụ cần thiết, dùng pipet lấy khoảng 15 ml nước
đem lọc và đo độ hấp phụ.

Nhóm 1__________________________________________________________________
4.3. Kết quả thô:

4.3.1. Thí nghiệm 1: xác định quan hệ nồng độ màu và độ hấp phụ:

Nồng độ chất ô nhiễm C


0.000 0.002 0.004 0.005 0.01 0.02
(g/l)
Độ hấp thu A 0.000 0.082 0.154 0.197 0.379 0.739

4.3.2. Thí nghiệm 2: quá trình hấp phụ bậc 1

Khối lượng than M1=0.2g M2=0.5g M3=1.0g M4=1.5g M1=2.0g


Độ hấp Độ hấp Độ hấp Độ hấp
STT Thời gian (p) Độ hấp thu
thu thu thu thu
1 0 0.739 0.739 0.739 0.739 0.739
2 5 0.676 0.065 0.587 0.547 0.558
3 10 0.699 0.627 0.585 0.566 0.550
4 15 0.683 0.658 0.570 0.554 0.558
5 30 0.688 0.655 0.597 0.560 0.569
6 60 0.686 0.647 0.584 0.589 0.574
7 90 0.694 0.659 0.590 0.584 0.576
8 120 0.677 0.654 0.596 0.591 0.572

4.3.3. Thí nghiệm 3: hấp phụ nhiều bậc (2 bậc):


- Lượng than được chia làm 2 phần bằng nhau m1= m2 = m/2 = 0.5 g
- Nồng độ phẩm màu: 0,02g/l
- Thời gian lưu nước là 15 phút
- Kết quả: độ hấp thu A= 0.0182.
5. KẾT QUẢ
5.1. Thí nghiệm 1: xác định quan hệ nồng độ màu và độ
hấp phụ

Nồng độ chất ô nhiễm C


0.000 0.002 0.004 0.005 0.01 0.02
(g/l)
Độ hấp thu A 0.000 0.082 0.154 0.197 0.379 0.739

Quan hệ giữa nồng độ thuốc nhuộm và độ hấp thu


y = 0,0274x - 0,0003
R 2 = 0,9999
0,025

0,020

0,015
(g/ l)

0,010
ng đ
N

0,005

0,000
0 0,2 0,4 0,6 0,8
Độ hấp thu

5.2 Thí nghiệm 2: quá trình hấp phụ bậc 1

Khối lượng than M1=0.2g M2=0.5g M3=1.0g M4=1.5g M1=2.0g


Độ hấp Độ hấp Độ hấp Độ hấp
STT Thời gian (p) Độ hấp thu
thu thu thu thu
1 0 0.739 0.739 0.739 0.739 0.739
2 5 0.676 0.065 0.587 0.547 0.558
3 10 0.699 0.627 0.585 0.566 0.550
4 15 0.683 0.658 0.570 0.554 0.558
5 30 0.688 0.655 0.597 0.560 0.569
6 60 0.686 0.647 0.584 0.589 0.574
7 90 0.694 0.659 0.590 0.584 0.576
8 120 0.677 0.654 0.596 0.591 0.572

Dựa vào phương trình đường chuẩn: C = 0.0274 A – 3.10-4. Nồng độ chất ô nhiễm trong
nước thải được tính theo bảng sau:
Dựa vào số liệu vừa tính được ta có:

Hàm lượng cân bằng của chất bị hấp phụ trong


Khối lượng than hoạt
dung dịch
tính (g)
( Ce), g/l
0.0 0.0200
0.2 0.0182
0.5 0.0169
1.0 0.0153
1.5 0.0149
2.0 0.0148

- Xác định số liệu cần thiết để vẽ các hệ số đẳng nhiệt và tính hệ số phân phối ô
nhiễm

Hàm lượng chất bị hấp


m,
phụ x/m , mg/g Ce/( x/m ) k
gam
Co Ce Co – Ce
0.02 0.02 0 0.0 - -
0.02 0.018 0.0018 0.2 0.0090 2.002222 0.49944
2 5
0.02 0.016 0.0031 0.5 0.0062 2.725806 0.36686
9 4
0.02 0.015 0.0047 1.0 0.0047 3.255319 0.30719
3 0
0.02 0.014 0.0051 1.5 0.0034 4.382353 0.22818
9 0
0.02 0.014 0.0052 2.0 0.0026 5.692308 0.17567
8 6

Trong đó:
(Co − Ce).V
qe = x/m = .
m
Hệ số phân phối chất ô nhiễm ở các pha k = q/ Ce.

- Xác định các hằng số đẳng nhiệt hấp phụ:


Phương trình Freunlich có dạng: C = b.qn
Trong đó

M1=0.2g M2=0.5g M3=1.0g M4=1.5g M5=2.0g


A C(g/l) A C(g/l) A C(g/l) A C(g/l) A C(g/l)
0.739 0.0200 0.739 0.0200 0.739 0.0200 0.739 0.0200 0.739 0.0200
0.676 0.018 0.065 0.0179 0.587 0.0158 0.547 0.015 0.558 0.0150
2
0.699 0.0189 0.627 0.016 0.585 0.0157 0.566 0.0152 0.550 0.014
9 8
0.683 0.0184 0.658 0.0177 0.570 0.015 0.554 0.014 0.558 0.0150
3 9
0.688 0.0186 0.655 0.0177 0.597 0.0156 0.560 0.0150 0.569 0.0153
0.686 0.0185 0.647 0.0174 0.584 0.0157 0.589 0.0158 0.574 0.0154
0.694 0.0187 0.659 0.0178 0.590 0.0159 0.584 0.0157 0.576 0.0153
0.677 0.0182 0.654 0.0176 0.596 0.0160 0.591 0.0159 0.572 0.0154
- q: độ hấp phụ
- C: nồng độ
- b, n :hằng số.
→ lg qC= lg b + n lgq: phương trình dùng để xác định n,b

M1=0.2g M1=0.5g M1=1.0g M1=1.5g M1= 2g


Nồng độ đầu C0(g/l) 0.0200 0.0200 0.0200 0.0200 0.0200
Nồng độ cân bằng
0.0182 0.0169 0.0153 0.0149 0.0148
Ce(g/l)
Độ hấp phụ q 0.0090 0.0062 0.0047 0.0034 0.0026
Lg Ce -1.7399 -1.7721 -1.8153 -1.8268 -1.8297
Lg q -2.0458 -2.2076 -2.3279 -2.4685 -2.5850

Quan hệ giữq Lgq và LgC y = 0,1762x - 1,3868


R 2 = 0,905
-1,70

-1,75
Lg C

-1,80

-1,85
-2,8 -2,6 -2,4 -2,2 -2
Lg q

Từ biểu đồ trên ta tìm được: b = 0.041, n = 0.1762


C C 1
Phương trình Langmuir có dạng : = +
x / m b ab
Trong đó :
x: lượng chất bị hấp phụ.
m: lượng than hoạt tính
C: nồng độ chất ô nhiễm còn lại
a,b: hằng số.

M1=0.2g M2=0.5g M3=1.0g M4=1.5g M5= 2g


Nồng độ cân bằng Quan0.0182 0.0169
hệ giữa Ce 0.0153
và Ce/ (x/ 0.0149
m) y = -840,87x + 17,086 0.0148
Ce(g/l) R 2 = 0,7432
Độ hấp phụ q 6 0.0090 0.0062 0.0047 0.0034 0.0026
Ce/q 2.0022 2.7258 3.2553 4.3823 5.6923
5
Ce/ (x/ m)

1
0,014 0,015 0,016 0,017 0,018 0,019
Ce
Do giá trị R2 của phương trình Langmuir ( R2 = 0.7432 ) thấp hơn so với phương
trình Freunlich ( R2 = 0.905 ) nên sử dụng phương trình Freunlich sẽ chính xác
hơn.
Vì vậy, ta sử dụng phương trình Freudlich: C= 0.041. q0.1762

q 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8


C (g/l) 0.0273 0.0309 0.0332 0.0349 0.0363 0.0375 0.0385 0.0394

Phương trình Freudlich


0,040

0,035
C (g/ l)

0,030

0,025

0,020
0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00
q (g/ g)

Nhận xét:
Dựa vào kết quả ta thấy :

Lượng than Thời gian lưu nước Hiệu quả xử lý


(g) (phút) (%)
1.0 15 23.5
1.5 15 25.5

So sánh về tính kinh tế thì nên chọn lượng than m = 1g vì chỉ tăng hiệu quả có 2%
mà phải mất một lượng than là 0.5g thì rất tốn kém. Vậy chọn :
Lượng than tối ưu m = 1 g
Thời gian lưu nước tối ưu t = 15 phút
Kết quả xử lí đạt C = 0.0153g với nồng độ ban đầu C0=0,020g ( η = 23.5%).
5.3.Thí nghiệm 3: hấp phụ nhiều bậc (2 bậc)
Với kết quả vừa tìm được, tiến hành thí nghiệm hấp phụ bậc 2 với

- Lượng than được chia làm 2 phần bằng nhau: m1= m2 = m/2 = 0.5 g

- Thời gian lưu nước là 15 phút

- Kết quả: độ hấp thu A= 0.0182, nồng độ C = 0.00469g. Vậy, hiệu suất xử lý đạt
76.55%.

- Nhận xét: cùng một lượng than và thời gian lưu nước giống nhau nhưng kết quả
xử lí bậc 2 cao hơn xử lí bậc 1 vì khi cho lượng than m = 0,5g vào nước, có
C=0.02 g/l thì than sẽ hấp thụ một phần chất ô nhiễm. Sau khi hết 15 phút , lọc bỏ
than hoạt tính thì nồng độ chất ô nhiễm cần xử lí với lượng than 0,5 g còn lại sẽ
thấp hơn. Do đó, chất ô nhiễm được xử lý triệt để hơn.

6. NHẬN XÉT
6.1. Các sai số xảy ra trong thí nghiệm:
- Các thao tác trong cân đo hoá chất và sai số hệ thống.
- Dụng cụ có thể rửa chưa sạch khi thí nghịêm ( pipet sau mỗi lần lấy mẫu nếu rửa
không sạch, còn nước trong pipet hay trong ống ngiệm cũng dẫn đến sai số)
- Khi đo độ hấp thu, cuvet không sạch cũng dẫn đến sai số.
- Trong thí nghiệm, một phần lượng than bám vào nút bông ở đáy mô hình
- Trong quá trình thí nghiệm, do 2 bình khuấy 4 và 5 bị hư nên phải khuấy bằng
tay nên tốc độ không đều. Do đó, xảy ra sai số.
- Ngoài các nguyên nhân trên thì việc tính toán làm tròn số cũng ảnh hưởng 1
phần nhỏ.
6.2. Phạm vi ứng dụng của phương pháp hấp phụ:

a. Trong xử lí nước :
+ Xử lí bổ sung  nước uống tinh khiết.
+ Chất ô nhiễm vi lượng:
- Nguồn nước mặt: mùi và vị.
- Ô nhiễm do tai nạn: sự cố tràn chất hữu cơ độc hại.
+ Xử lí bậc ba / bậc cao nước thải sinh hoạt / công nghiệp:
- Chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học.
- Khử COD còn lại sau quá trình sinh học.
b. Trong xử lí khí:
+ Xử lí khí CO, SO2, NOx ,…
+ Xử lí mùi, khí độc…
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Standard methods for examination of water and wastewater. 19th edition 1995
2. Clair N. Sawyer, Perry L. McCarty, Gene F. Parkin: Chemistry for environmental
engineering. McGraw- Hill International Edition, four edition
3. Trịnh Xuân Lai, Cấp nước – Tập 2: xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và
công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002
4. Khoa Môi Trường – ĐHBK TP.HCM, Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm xử lý chất
thải, 2002

Anda mungkin juga menyukai