Anda di halaman 1dari 43

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa


ADR Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction) AE
Biến cố bất lợi (Adverse Event)
BV Bệnh viện
CGD Cảnh giác dược
DLS Dược lâm sàng
DS Dược sĩ
DSĐH Dược sĩ đại học
DSLS Dược sĩ lâm sàng
ĐTĐ Đái tháo đường
GĐBV Giám đốc Bệnh viện
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

THA Tăng huyết áp


TTT Thông tin thuốc

1
LỜI MỞ ĐẦU

“Lương y như từ mẫu” đó là năm chữ vàng mà Bác Hồ kính yêu dành tặng cho cán
bộ nhân viên ngành Y- Dược. Đây là lời dạy, lời nhắc nhở về lương tâm của người thầy
thuốc, là một trong hai nghề luôn được nhân dân coi trọng và được tôn làm thầy.Kết hợp
giữa việc học và hành, giữa lý thuyết và thực tiễn, thực tập tốt nghiệp là một phần quan
trọng không thể thiếu trong quá trình học tập để trở thành một dược sỹ trong tương lai.
Cở sở khám chữa bệnh 255- Trường Chinh- Phường 7 –TP Tuy Hòa là một đơn vị
có nhiệm vụ khám bệnh, thu dung điều trị , chăm sóc sức khỏe cho lực lượng vũ trang
(LLVT) tỉnh và nhân dân, đây là một vị tri trung tâm thuận lợi về giao thông góp
phần không nhỏ đến chăm sóc sức khỏe cho LLVT và nhân dân Cùng với đội ngũ cán bộ ,
nhân viên giàu kinh nghiệm ,giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, quan điểm, tinh thần ,
thái đô phục vụ đúng mực .
Về hệ thống khoa , phòng ,cơ sở vật chất kiên cố khang tran . Hàng năm Cở sở khám
chữa bệnh 255 Trường Chinh đã khám và chữa bệnh cho hàng nghìn lượt bệnh nhân ,góp
phần cúng với Nghành Y tế tỉnh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân;
làm giảm tải thu dung điều trị ở các tuyến. Ngoài ra Cơ sở khám chữa bệnh 255- Trường
Chinh còn tích cực tham gia chương trình y tế 12 " kết hợp quân dân y chăm sóc sức khỏe
cho LLVT và nhân dân trong thời kỳ mới".
Để góp phần thực hiện sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế, thời gian
qua, Bộ Y tế đã ban hành khá đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm và hướng dẫn cụ thể
dành cho các sở y tế, cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 2 văn bản quan trọng, đó là quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện và văn bản
hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện [11]
Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động
dược lâm sàng trong bệnh viện đã giúp cho công tác dược lâm sàng được triển khai đồng
bộ, qui định rõ vai trò và trách nhiệm của người dược sĩ lâm sàng. Dược sĩ lâm sàng làm
việc trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia y tế và bệnh nhân để đảm bảo các loại thuốc kê toa
cho bệnh nhân mang lại hiệu quả tốt nhất có thể [4]
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó em đã lựa chọn đề tài “ Đánh giá hoạt động công
tác dược tại cơ sở khám và điều trị ” nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
1. Hiểu rõ cơ cấu tổ chức khoa Dược .
2. Theo dõi, phân tích sử dụng một số nhóm thuốc cho bệnh nhân; vai trò cảnh giác
dược tại cơ sở điều trị bệnh..

2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Khái quát về Công tác Dược tại cơ sở Điều trị 255- Trường Chinh.

1.1. Khái niệm Dược lâm sàng


Dược lâm sàng là một bộ môn khoa học về thuốc và cách sử dụng trên lâm sàng của
TRƯỞNG KHOA
chúng. Dược lâm sàng (DLS) có thể được xem như một môn khoa học được củng cố thêm
bởi môn dược, tập trung vào các ứng dụng các nguyên lý dược học và các phương pháp
trong một thế giới thật. Phạm vi ứng dụng rất rộng, từ khi khám phá một phân tử đích mới
đến hiệu dụng của sử dụng thuốc đó trong toàn quần thể. DLS kết nối các khoảng trống
giữa thực hành y học (medical practice) và khoa học trong phòng thí nghiệm (laboratory
Tổ thống Tổ kế Tổ kho Tổ pha Tổ pha
science). [11]
kê lưu trữ hoạch vật chế chế dược,
Mục tiêu chính của DLS [1]: tư thông tin
thuốc
- Bảo đảm việc sử dụng thuốc hợp lý nhằm giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
+Sử dụng thuốc hợp lý là cải thiện hiêu quả sử dụng, nâng cao an toàn và bảo đảm tính
kinh tế khi dùng thuốc cho từng cá thể người bệnh.
+Tính hợp lý phải cân nhắc sao cho chỉ số Hiệu quả/Rủi ro (không an toàn) và Hiệu
quả/Kinh tế đạt cao nhất.
Kho chính Kho cấp Kho cấp Kho vật tư
-Phòng ngừa các ADR do thuốc xảy phátra thuốc phát lẻ y tế tiêu
+Kiểm soát liều lượng, đề phòng tácnội
dụngtrúphụ. ngoại trú hao
+Giáo dục cộng đồng nhằm tránh lạm dụng thuốc.
1.2.Vài nét về hoạt động Dược lâm sàng trên thế giới
DLS là môn học được khai sinh ở Mỹ vào những năm 60 của thế kỉ XX và đến nay là
một môn học chính thức trong chương trình đào tạo DS ở nhiều nước trên thế giới. Tại
nước này, DLS được giới điều trị đón nhận một cách nồng nhiệt và cương vị “chuyên gia
về thuốc” được chính thức trao vào tay các DS. [1]
Tại Canada, DLS được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học từ năm1972 và không bao lâu
sau, năm 1983, sinh viên dược buộc phải thực hành tại bệnh viện bên cạnh thầy thuốc.
Tại châu Âu, từ 1971 đến 1979, nhiều hội nghị chuyên ngành về DLS được tổ chức
và cũng trong khoảng thời gian này, Hội DLS châu Âu đã ra đời.

3
Tại Pháp, Hội DLS được thành lập năm 1982 cùng với sự ra đời của tạp chí chuyên
ngành “Journal de Pharmacie Clinique”. Nắm 1983, hội nghị DLS toàn quốc được tổ chức
tại Paris và một năm sau (1984), môn Dược lâm sàng được chính thức đưa vào chương
trình đào tạo dược sĩ đại học.
Tại châu Á, khái niệm DLS được du nhập thông qua các sinh viên du học tại các
nước “phát triển” trở về, hoặc thông qua các chương trình hợp tác, các dự án hỗ trợ về
chăm sóc sức khỏe của các nước “phát triển”. Thực hành DLS đã triển khai có hiệu quả ở
Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Srilanka…
Tại châu Phi, thông qua các dự án chăm sóc sức khỏe của WHO, các tổ chức phi
chính phủ… thực hành DLS cũng được triển khai tại Zimbabwe, Zambia, Gana…
1.3.Tình hình hoạt động DLS tại Việt Nam
DLS được giới Y Dược Việt Nam biết đến qua sách báo, qua các chương trình hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực Y tế và qua các cán bộ Y tế đi học hoặc công tác từ nước ngoài
trở về.
Từ những năm 70, đã có cuộc vận động “sử dụng thuốc hợp lý – an toàn” ở hệ bệnh
viện. Cuối những năm 80, vụ Dược (Bộ Y tế) đã thành lập một nhóm nghiên cứu thực
nghiệm ở bệnh viện Bạch Mai do DS Phan Bá Hùng làm nhóm trưởng cùng một số bác sĩ
và dược sĩ hoạt động với mục đích tham vấn về sử dụng thuốc hợp lý cho thầy thuốc kê
đơn [1,4]
Tại một số Bệnh viện khác, tiêu biểu là khoa dược bệnh viện Hữu nghị do
PGS.Phương Đình Thu phụ trách, sự gắn bó giữa các dược sĩ với bác sĩ tại các khoa điều
trị đã trở thành một nếp sinh hoạt đều đặn, vai trò của DS với tư cách “chuyên gia về
thuốc” được coi trọng.
Năm 1990, Dược lâm sàng chính thức được giới thiệu lần đầu tại trường Đại học
Dược Hà Nội.
Năm 1993, Trường Đại học Dược Hà Nội đã có quyết định thành lập “Tổ môn Dược
lâm sàng” đầu tiên thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình biên soạn giáo trình.
Năm 1998, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Bộ môn DLS đầu tiên thuộc Trường Đại học
dược Hà Nội.

4
•Năm 1997: Thông tư số 08/BYT-TT, ngày 4/7/1997: Hướng dẫn việc tổ chức, chức
năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị, cung cấp thông tin đầy đủ về thuốc cho bác
sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng người bệnh, hỗ trợ
nhân viên y tế khác…
•Các thông tư khác (2004,2009): liên quan đến TTT, ngăn chặn các ADR liên quan
đến thuốc…..
•Bắt đầu triển khai ở mức độ hạn chế các hoạt động chung của DLS.
• Năm 2006: Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai những hoạt động đầu tiên tại khoa
lâm sàng.
●Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011 “Quy định và tổ chức hoạt động khoa
Dược của bệnh viện”, có hiệu lực từ ngày 25/07/2011 đã xem DLS là một trong các nhiệm
vụ của khoa dược, qui định về yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác
DLS, hướng dẫn thực hiện công tác TTT và tư vấn về sử dụng thuốc[3].
● Thông tư số 31 -12/TT BYT (2012): hướng dẫn hoạt động DLS trong BV, trong
đó nêu rõ điều kiện để triển khai hoạt động DLS, nhiệm vụ chuyên môn của dược sĩ lâm
sàng và qui định trách nhiệm trong hoạt động DLS[4].
●Quyết định 68/QĐ-TTg (2014) Phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành
Dược Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030: 50% BV tuyến tỉnh, trung ương có bộ
phận DLS; 50% bệnh viện tuyến huyện, BV tư nhân có hoạt động DLS; 30% nhân lực
Dược là DSLS[16].
● Chương trình đào tạo “Dược sĩ” có nhiều cải tiến: Tăng cường các môn học về
khía cạnh lâm sàng cho đối tượng Dược sĩ theo định hướng DLS.
● Chương trình đào tạo liên tục: Được phát triển vào năm 2013 dành cho đối tượng
Dược sĩ BV(Chương trình chính thức được thông báo vào năm 2014)
Theo thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt
động DLS trong BV:
1.4. Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai công tác
DLS.
Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động
dược lâm sàng trong bệnh viện được ban hành đã giúp cho công tác DSL được triển khai
đồng bộ, qui định rõ vai trò và trách nhiệm của người DSLS. tạo điều kiện cho các cán bộ

5
dược phát huy vai trò và kinh nghiệm của mình trong việc tăng cường hiệu quả trong hoạt
động dược của BV. Thông tư đã nêu rõ DSLS có các nhiệm vụ:
- Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;
- Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý
kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ
ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
- Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc: quy
trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi
dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của BV;
- Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục
(bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh,
thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản
đặc biệt) do giám đốc BV ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;
- Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong BV.
- Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: DSLS cập nhật thông tin sử dụng
thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người
bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện
tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;
- Tập huấn, đào tạo về DLS: DSLS lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến
thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của
đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được GĐBV viện phê duyệt;
- Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của Ban Giám đốc, HĐT&ĐT: DSLS báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của
HĐT&ĐT hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc
chưa phù hợp;
- Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các
phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;
- Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên
cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng
cao hiệu quả công tác DLS, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;
- Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng,
bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;

6
- Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại BV;
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được HĐT&ĐT thông
qua và GĐBV phê duyệt;
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi
nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring - TDM) tại các bệnh viện có điều
kiện triển khai TDM
- Các nhiệm vụ tại khoa lâm sàng:DSLS tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử
dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng BV, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn
khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành
DLS. Đối với từng người bệnh, dược sĩ lâm sàng phải thực hiện bốn nhóm nhiệm vụ sau:
+ Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án
và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về: Tiền sử sử dụng thuốc; Tóm tắt các dữ
kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.
+Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh
cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về: Chỉ định; Chống chỉ
định; Lựa chọn thuốc; Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm
dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc; Các tương
tác thuốc cần chú ý; ADR của thuốc.
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên.
+ Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những
điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.
HĐT&ĐT tại Cở sở khám chữa bệnh là bộ phận cao nhất có chức năng tư vấn cho
GĐ cơ sở về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc tại cơ sở, thực hiện tốt
chính sách quốc gia về thuốc tại cơ sở khám và chữa bệnh. Ngày 8/8/2013, Bộ Y tế đã ban
hành Thông tư số 21/2013/TT-BYT, quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong
BV. Đây là văn bản quan trọng giúp các bệnh viện củng cố và hoàn thiện HĐT&ĐT của
mình. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐT&ĐT phải xây dựng các quy định về
quản lý và sử dụng thuốc tại cơ sở như xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng
danh mục thuốc BV; lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho
việc xây dựng danh mục thuốc; xây dựng quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc
ra khỏi danh mục thuốc BV; các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc; quy
trình cấp phát thuốc từ khoa dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc được sử dụng

7
đúng, an toàn; lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong
trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị; hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc
thuốc có phản ứng có hại nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả
điều trị hoặc độ an toàn; sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị; quy trình
giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng; quản lý, giám sát hoạt động TTT của trình
dược viên, công ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc. Tùy vào quy mô và khả năng của
mỗi BV, Hội đồng có thể tự xây dựng hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu
có sẵn để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh viện. [6]
Ngoài xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV, HĐT&ĐT phải
xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc; giám sát phản ứng có hại
của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị; thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc... [6]
HĐT&ĐT tại cơ sở khám chữa bệnh Trường Chinh được thành lập và kiện toàn theo
quyết định của giám đốc bệnh viện. Tổng số thành viên trong Hội đồng là 05 thành viên,
trong đó Trưởng Khoa dược là phó thường trực, với số lượng thành viên đông là một trong
những yếu tố thuận lợi về mặt chuyên môn, giảm áp lực công việc cho các thành viên và
thuận lợi cho việc thực thi các quyết định.
Việc xây dựng danh mục thuốc tại cơ sở điều trị chủ yếu căn cứ vào danh mục
thuốc chủ yếu của Bộ Y Tế và danh mục thuốc đã sử dụng năm trước, sắp xếp theo
nhóm tác dụng dược lý, hàng năm đều có bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu thực tế.
Danh mục thuốc sử dụng tại các BV về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu điều trị của
bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc không thực sự cần
thiết như: thuốc hỗ trợ điều trị, các thuốc thế hệ mới, giá thành cao… vẫn còn là vấn đề mà
HĐT&ĐT cần quan tâm. BV rất quan tâm đến việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước, tỷ
lệ sử dụng thuốc nội chiếm 76 % đây là một tỷ lệ khá cao.
Khoa dược Cơ sở khám chữa bệnh Trường Chinh hoạt động theo Thông tư 22 /2011
/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược .
Cơ sở khám chữa bệnh 255 -Trường Chinh ngoài khám và điều trị bệnh cho LLVT
còn thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn theo chương trình Quân dân y kết
hợp; thực hiện việc sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân nội trú theo thông tư 23/2011/TT-
BYT ban hành ngày 10 tháng 06 năm 2011. Thông tư này hướng dẫn sử dụng thuốc trong
các cơ sở y tế có giường bệnh, trong đó khoa Dược tổ chức cấp phát thuốc bảo đảm chất

8
lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc, thông tư nêu rõ trách nhiệm trong việc chỉ định và
hướng dẫn sử dụng thuốc từ y, bác sỹ, điều dưỡng các khoa lâm sàng, các thủ kho, thống
kê, các dược sỹ để đảm bảo thuốc đến tay người bệnh được chính xác, chất lượng và an
toàn.
Theo Thông tư số 13/2009/TT-BYT ban hành ngày 01 tháng 09 năm 2009, Bộ Y tế
hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc. Thông tư này hướng dẫn các hoạt động,
trách nhiệm quản lý, nhiệm vụ đơn vị TTT của BV bao gồm:
- Thu thập, tiếp nhận TTT;
- Cung cấp TTT nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh
viện. Cung cấp các thông tin phản hồi đã được xử lý tới BV tuyến dưới (đối với bệnh viện
khu vực và tuyến tỉnh);
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đơn vị TTT BV tuyến dưới (đối với bệnh viện khu
vực và tuyến tỉnh);
- Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc tới HĐT&ĐT của BV,
Trung tâm Quốc gia/Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của
thuốc;
- Các vấn đề khác có liên quan đến TTT.
*Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình
khám bệnh, chữa bệnh;
- Theo dõi và báo cáo ADR của thuốc tới đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện.
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (2002), CGD là môn khoa học và những
hoạt động chuyên môn liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, hiểu và dự phòng các biến
cố bất lợi của thuốc hay bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan tới thuốc
CGD ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn,
giảm thiểu các nguy cơ cho bệnh nhân trong điều trị. Nhận thức rõ tầm quan trọng của
Cảnh giác dược và ADR của thuốc Bộ y tế ban hành Quyết định 1088/QĐ-BYT ngày 04
tháng 04 năm 2013 về việc hướng dẫn hoạt động giám sát ADR tại các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, với các mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức về vấn đề an toàn trong sử dụng thuốc và khuyến khích cán bộ
y tế báo cáo ADR của thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn trong thực hành lâm sàng và là
một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp.

9
- Phát hiện sớm các vấn đề an toàn thuốc, kịp thời xử trí và chủ động thực hiện các
biện pháp dự phòng các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc trên người
bệnh, tăng cường việc sử dụng thuốc hợp lý, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong liên quan
đến thuốc trong thực hành.
1.5. Thực trạng triển khai DLS tại một số BV Việt Nam
DLS đã được áp dụng ở các nước trên thế giới từ những năm 1960 nhưng ở nước ta
mãi đến những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ trước mới được áp dụng. Tuy vậy, đến nay
việc triển khai trong hệ thống cơ sở y tế vẫn còn khá chậm.
Nhiều BVĐK tuyến tỉnh không có khoa, phân khoa, thậm chí chưa có người chuyên
trách. Chẳng hạn Bệnh viện tỉnh Quảng Trị, có 350 giường, chỉ có một DS đại học vừa làm
Trưởng khoa Dược vừa làm DLS. Ngay tại các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện khá
lớn ở thành phố Hồ Chí Minh có những nơi cũng chưa có khoa DLS như ở BV Chợ Rẫy,
BV Thống Nhất, Bệnh viện nhân dân 115, BV chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí
Minh mới chỉ có phân công một số ít dược sĩ làm DLS chứ chưa tổ chức thành khoa [17]
1.6. Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động DLS tại BV.
Tài liệu chuyên môn hướng dẫn triễn khai hoạt động DLS được Bộ y tế, các trường
đại học dược, trung tâm Quốc gia về TTT và theo dõi ADR của thuốc ban hành ngày càng
đa dạng, phong phú giúp cho công tác DLS được thuận tiện hơn và có nhiều kỹ năng hơn.
Một số tài liệu:
- DLS (sách dùng đào tạo dược sỹ đại học, Bộ y tế)
- Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị ( tài liệu dùng cho đào tạo liên
tục bác sỹ , dược sỹ bệnh viện, 2005)
- Hướng dẫn kê đơn thuốc tốt ( Tổ chức y tế thế giới chương trình hành động về
thuốc thiết yếu)
- CGD tài liệu đào tạo dành cho cán bộ y tế (Trường đại học Dược Hà Nội , trung
tâm Quốc gia về TTT và Theo dõi ADR nhà xuất bản y học, 2015)

Chương 2
CÁC HOẠT ĐỘNG DLS TẠI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH 255 TRƯỜNG CHINH.
2.1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT)
HĐT&ĐT Cơ sở khám chữa bệnh 255 Trường Chinh được thành lập với 05
thành viên trong đó có 01 Dược sĩ chuyên khoa I, Trưởng khoa Dược làm Phó chủ tịch

10
Hội đồng, đồng thời là ủy viên thường trực của HĐT&ĐT, thường xuyên tham gia vào
các hoạt động của HĐT&ĐT như tư vấn cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện tại cơ sở,
thực hiện tốt “chính sách quốc gia về thuốc”.
- Xây dựng và thực hiện những chính sách lựa chọn và sử dụng thuốc
+ Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;
+ Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;
+ Hạn chế sử dụng một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc được BHYT chi
trả
+ Cung cấp cho thầy thuốc kê đơn những thông tin khách quan.
+ Tổng hợp và đánh giá sử dụng thuốc (tồn trữ thuốc, bảo quản thuốc, kê đơn, cấp
phát thuốc, sử dụng thuốc, chi phí thuốc sử dụng...).
- Tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo và các hoạt động khác nhằm nâng cao
chất lượng kê đơn và cấp phát tại Cơ sở.
- Giám sát và báo cáo ADR
- Quy định hoạt động của các công ty dược trong BV.
- Xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải
pháp can thiệp phù hợp.
- HĐT &ĐT đã chỉ đạo cho tổ Dược lâm sàng tổ chức các buổi báo cáo nhanh về các
vấn đề có liên quan đến sử dụng thuốc. Việc tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng thuốc của
HĐT &ĐT đã triển khai và đạt được hiệu quả cao, nhân viên y tế trong bệnh viện có thể
năm bắt kịp thời cách sử dụng thuốc làm sao hợp lý an toàn cho bệnh nhân.
- HĐT&ĐT chỉ đạo cho tổ DLS triển khai thực hiện việc kiểm tra kê đơn thuốc điều
trị ngoại trú , đạt được 46 báo cáo về sử thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế và 02
báo cáo về tình hình kê đơn trong nội trú nội dung về bình hồ sơ bệnh án và 01 báo cáo
tình hình sử dụng thuốc cả nội trú và ngoại trú theo phân tích nhóm điều trị.
2.2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược
Khoa dược là đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư cho toàn
viện trong đó bao gồm cả bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú. Hệ thống kho gồm 5 kho
chính: Kho cấp phát lẻ thuốc viên, kho cấp phát lẻ thuốc gói, ống ( uống, tiêm), kho cấp
phát thuốc bệnh nhân ngoại trú, kho hóa chất, vật tư tiêu hao, ngoài ra còn có kho trực
dược và tủ đựng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần.

11
Các kho của khoa dược được thiết kế và hoạt động theo nguyên tắc thực hành tốt bảo
quản thuốc (GSP), đảm bảo về cơ sở như vị trí kho cao ráo, tránh được ánh sáng trực tiếp
từ các phía thuận lợi cho việc xuất nhập, bảo quản, cấp phát thuốc. Đảm bảo thực hiện 5
chống: Nhầm lẫn, quá hạn, trộm cắp, thảm hoạ,mối mọt, chuột gián.
Thuốc bảo quản trong kho có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết như máy điều hòa
hoạt động 24/24 giờ, có quạt thông gió, máy hút ẩm. Kho có đủ giá, kệ tủ để xếp thuốc;
khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng thuận tiện cho việc vệ sinh và xếp dỡ hàng.
Những thuốc cần kiểm soát đặc biệt như: thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và thuốc
cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt thì khoa bảo quản theo qui địnhhiện hành và bảo quản
theo đúng các điều kiện bảo quản ghi trên nhãn.
Thuốc sắp xếp trong kho theo nguyên tắc theo dạng dùng ( thuốc tiêm, thuốc viên),
theo nhóm dược lí, theo thứ tự hạn dùng: FIFO… nhằm đảm bảo quản lí chất lượng và số
lượng thuốc tốt nhất.
Việc quản lý thuốc thực hiện trên phần mềm được nối mạng trong toàn cơ sở, tại
các khoa lâm sàng sau khi bác sĩ chỉ định thuốc cho bệnh nhân điều dưỡng tổng hợp thuốc
chuyển dữ liệu về khoa dược, thuốc tự động trừ trên kho dược khi nhân viên khoa dược
hoàn tất các thủ tục cấp phát. Điều này làm giảm sai sót và nhầm lẫn trong quản lý.
Thuốc được quản lý chặt chẽ từ khoa dược đến người bệnh về số lượng, xuất xứ, lô sản
xuất, hạn dùng...
2.3. Các hoạt động TTT và thực hiện các kênh TTT tại Cơ sở.
Đơn vị TTT của BV thường xuyên cập nhật thông tin về an toàn thuốc bao gồm:
các quyết định đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng ký thuốc, cập nhật các chỉ định mới,
các cảnh báo mới về ADR thông báo đến các khoa lâm sàng ( tối thiểu 01 thông tin/tháng).
- Thường xuyên cung cấp thông tin về thuốc mới, các tác dụng điều trị và thông tin
về giới hạn điều trị đến bác sĩ và điều dưỡng trong toàn viện.
- Các thông tin được các dược sĩ của khoa cập nhật từ các nguồn:
+ Thông báo từ các cơ quan có chức năng ( Bộ y tế, Trung tâm ADR & DI quốc
gia..)
+ Từ các trang Web uy tín và có độ tin cậy cao
- Hình thức cung cấp thông tin:
+ Thông báo bằng văn bản đến các khoa lâm sàng, các khoa lâm sàng sẽ triển khai
thông tin đến bác sỹ, điều dưỡng trong khoa của mình.

12
+ Báo cáo trong các buổi sinh hoạt khoa học định kỳ của bệnh viện.
+ Trao đổi trực tiếp các vấn đề ( về chỉ định, đường dùng, cách dùng, giá cả….) theo
yêu cầu của bác sỹ, điều dưỡng.
2.4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc
Để nâng cao hiệu quả của sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, HĐT&ĐT đã phân công
chỉ đạo các DS tại khoa dược làm công tác tư vấn, giám sát sử dụng thuốc cho công tác
khám, điều trị bệnh nhân ngoại trú:
+ Đối với đơn thuốc khám ngoại trú:
- Ngay sau khi khám, chẩn đoán bệnh bác sỹ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, đơn thuốc
này sẽ được một dược sỹ xem xét:
+ Kiểm tra thể thức đơn thuốc; số lượng thuốc trong đơn có phù hợp không? thuốc
được chỉ định có đúng với chẩn đoán không?
+ Kiểm tra về liều lượng, khoảng cách đưa liều có đúng không?
+ Người bệnh đã thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xác định phù hợp chưa?
+ Nếu phát hiện ra sai sót, nhầm lẫn thì dược sĩ sẽ trực tiếp gặp bác sĩ kê đơn trao
đổi và điều chỉnh kịp thời.
+Tư vấn, hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều, đúng phác đồ, thời
điểm dùng thuốc.
- Hàng tuần, tổ dược sỹ sẽ làm báo cáo về tình hình sử dụng thuốc điều trị cho bệnh
nhân ngoại trú gửi đến Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, báo cáo nêu rõ
những mặt tích cực, những mặt còn hạn chế trong việc kê đơn thuốc và đề xuất ý kiến để
công tác kê đơn thuốc ngoại trú được an toàn, hiệu quả và kinh tế.
- Qua các báo cáo, cho thấy tỷ lệ kê đơn thuốc điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều bất
cập như:
+ Về liều dùng: kê đơn quá liều→ tăng chi phí điều trị và tăng độc tính của thuốc
* Về thời điểm dùng thuốc và các vấn đề tương tác, tương kỵ của thuốc chưa được
bác sĩ quan tâm nhiều→giảm hiệu quả điều trị cũng như tăng các tác dụng không mong
muốn của thuốc.
* Việc lạm dụng thuốc: kháng sinh, các thuốc kháng viêm Non- Steroid, thuốc điều
trị tăng huyết áp…vẫn còn lạm dụng và chưa tính đến kinh tế trong điều trị.
Định kỳ hằng quý, HĐT&ĐT chỉ đạo cho tổ dược sỹ triển khai thực hiện việc báo
cáo tình hình sử dụng thuốc cả nội trú và ngoại trú theo phân tích nhóm điều trị, là 1 trong

13
4 phương pháp để phân tích việc sử dụng thuốc theo thông tư số 21/TT-BYT Quy định về
tổ chức và hoạt động của HĐT&ĐT trong BV, của Bộ Y tế.
- Tổ dược sỹ định kỳ hằng tháng đều tổ chức kiểm tra thuốc trong các tủ trực tại các
khoa lâm sàng. Kiểm tra về số lượng, chất lượng, hạn sử dụng để đảm bảo rằng thuốc đến
bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị.
2.5. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo ADR của thuốc
2.5.1 Phát hiện và xử trí ADR của thuốc:
Công tác theo dõi phản ứng có hại của thuốc và báo cáo ADR được triển khai tất cả
các khoa lâm sàng từ bác sỹ đến điều dưỡng. Tất cả các khoa lâm sàng đều có sẵn mẫu báo
cáo ADR do khoa Dược cung cấp và mở sổ theo dõi ADR, hàng tháng các khoa sẽ tổng kết
các trường hợp ADR tại khoa (nếu có), nếu không xảy ra trường hợp nào thì vẫn ghi vào sổ
là “không có trường hợp ADR nào xảy ra tại khoa” và có xác nhận của Trưởng khoa.
Bác sĩ điều trị, điều dưỡng phát hiện và ghi lại những biểu hiện lâm sàng và cận lâm
sàng bất thường xảy ra ở bệnh nhân dựa trên các thông tin do phía người bệnh cung cấp và
các triệu chứng quan sát được trong quá trình chăm sóc, theo dõi người bệnh.
Xử trí ADR: kịp thời triển khai các phương pháp điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ
và đảm bảo chức năng sống cho người bệnh..
2.5.2 Công tác báo cáo ADR của thuốc
Trong quá trình kê đơn, chăm sóc và điều trị nếu có ADR xảy ra thì khoa lâm sàng
làm báo cáo ADR theo mẫu của Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi ADR
của thuốc, gửi về khoa Dược của Cơ sở tổng hợp, báo cáo HĐT&ĐT sau đó gửi về Trung
tâm ADR Quốc gia và phòng Nghiệp vụ dược Sở Y tế.
Do chưa có dược sĩ lâm sàng tại các khoa nên công tác báo cáo ADR còn hạn chế về
số lượng, chủ yếu từ các khoa lâm sàng. Bên cạnh đó, chất lượng báo cáo còn nhiều hạn
chế, chưa cung cấp đầy đủ thông tin.
Hoạt động của Khoa dược được qui định theo Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày
10 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh
viện. Khoa có 07 DSĐH, ngoài công việc quản lý, phụ trách chung, quản lý kho, thống kê,
hầu hết các DSĐH đều làm công tác dược lâm sàng. Hoạt động dược lâm sàng chủ yếu là
công tác giám sát sử dụng thuốc, thông tin thuốc và báo cáo ADR.

14
- Công tác theo dõi ADR và báo cáo ADR được triển khai tất cả các khoa lâm
sàng từ điều dưỡng đến bác sĩ.
- Trong quá trình kê đơn, chăm sóc và điều trị nếu có ADR xảy ra thì khoa
phòng làm báo cáo gửi về Khoa dược, Khoa dược tổng hợp báo cáo gửi về Trung tâm ADR
Quốc gia và phòng Quân Y Quân khu 5 (theo mẫu báo cáo ADR do khoa Dược cung cấp).
- Tất cả các khoa lâm sàng đều có mở sổ theo dõi ADR, hàng tháng các khoa sẽ
tổng kết các trường hợp ADR tại khoa (nếu có), nếu không xảy ra trường hợp nào thì vẫn
ghi vào sổ là “không có trường hợp ADR nào xảy ra tại khoa” và có xác nhận của Trưởng
khoa.
- Do chưa có dược sĩ lâm sàng tại các khoa nên công tác báo cáo ADR còn hạn
chế về số lượng, chủ yếu từ các khoa lâm sàng. Bên cạnh đó, chất lượng báo cáo còn nhiều
hạn chế, chưa đầy đủ thông tin.
- Số lượng báo cáo ADR năm 2010-2015 là 15 trường hợp, trong đó 12/15
(80,00%) là các thuốc chống lao (kháng sinh), 2/15 (13,33%) là kháng sinh cephalosporin,
còn lại 1/15 (6,67%) là thuốc cản quang (Bảng 4).

15
Bảng 4. Thống kê số lượng báo cáo ADR từ năm 2010-2015 tại Cơ sở khám chữa bệnh
255 Trường Chinh
Đường
Năm Khoa Thuốc nghi ngờ Biểu hiện ADR
dùng
Lao Streptomycin 1g Tiêm Chóng mặt, ù tai
bắp
Lao Streptomycin 1g Tiêm Chóng mặt, xây xẩm, đi
2010 bắp muốn té
Lao Pyrazinamide 500mg Uống Ngứa toàn than
Lao Rifampicin 300mg Uống Nôn ói, Bilirubin tăng cao
2011 Lao Tuberzid Uống Ngứa toàn than
(Rifampicin: 150 mg,
Isoniazid: 75mg,
Pyrazinamid: 400 mg)
Lao Tuberzid Uống Ngứa toàn than
(Rifampicin: 150 mg,
Isoniazid: 75mg,
Pyrazinamid: 400 mg)
Lao RHZ(Rifampicin, Uống Mệt mỏi, chán ăn, mệt nhiều
isoniazid, sau khi dùng thuốc.
pyrazinamid)
2012 K. Nội Fortacef (Cefotaxim) Tiêm Mệt, khó thở, tím tái,
1g bắp mạch: 0, huyết áp: 0
Xử trí sốc phản vệ
2013 Lao Streptomycin 1g Tiêm Chóng mặt, đi loạng choạng
bắp
Lao Pyrazinamide 500mg Uống Bệnh nhân đau khớp, vàng
mắt, vàng da, sưng khớp cổ
tay 2 bên, AST, ALT tăng
Lao Streptomycin 1g Tiêm Chóng mặt, xây xẩm, đi
bắp loạng choạng muốn té
CĐHA Telebrix 350mg/50ml Tiêm Bệnh nhân nôn ói
TM
2014 RHM Pyfaclor 0,5g Uống Bệnh nhân có triệu chứng
(Cefaclor) mệt, lừ đừ, buồn nôn,
choáng.
Huyết áp <60mmHg
Mạch nhanh

16
2015 Lao RHZE Uống Buồn nôn, men gan tăng cao
(Rifampicin; SGOT:41U/L
Isoniazid; SGPT: 48U/L
Pyrazinamid;
Streptomycin
Ethambutol).
Lao Tuberzid Uống T-Bilirubin: 37,3mmol/lít
(Rifampicin: 150 mg,
Isoniazid: 75mg,
Pyrazinamid: 400 mg)

2.6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, công tác DLS.
Việc theo dõi xuất nhập, tồn kho, hạn dùng, thẻ kho đều được thực hiện trên hệ
thống phần mềm quản lý của bệnh viện đã giúp cho công tác quản lý, theo dõi hàng hóa
được nhanh chóng, kịp thời và khoa học
Phần mềm kê đơn điện tử cũng được bệnh viện triển khai từ năm 2016, đã giúp cho
công việc kê đơn thuốc của bác sỹ được nhanh chóng, chính xác hơn, ngoài ra còn giúp
bệnh nhân dễ dàng đọc được tên thuốc và hướng dẫn điều trị hơn so với việc kê đơn thuốc
bằng tay.
Tuy nhiên, việc kê đơn thuốc bằng phần mềm vẫn còn những hạn chế như:
- Bác sỹ kích nhầm tên thuốc ví dụ như bác sỹ chỉ định thuốc
Vastaren(Trimetazidin) là thuốc giảm cơn đau thắt ngực nhưng kích nhầm thuốc Voltaren
là thuốc điều trị giảm đau Non-Steroid đây là lỗi gây ra tác hại nghiêm trọng cho bệnh
nhân nếu không có sự xem xét đơn thuốc của dược sỹ lâm sàng.
- Chưa cài đặt phần mềm danh mục tương tác thuốc cần chú ý để giúp cho bác sỹ có
sự lựa chọn thuốc đạt được hiệu quả điều trị cao hơn.
- Chưa có hệ thống cảnh báo khi bác sỹ cho nhầm 2 thuốc cùng nhóm điều trị .
2.7 Sử dụng một số nhóm thuốc tại khoa lâm sàng:
+ Nhóm Giảm đau:
Đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, không chỉ với bệnh nhân nội
trú mà cả với bệnh nhân ngoại trú. Việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp
điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng
tuân thủ điều trị. Phần 1 của bài viết này đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản trong việc
sử dụng thuốc giảm đau. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là lựa chọn đúng
loại thuốc giảm đau. Phần 2 sẽ tiếp tục trình bày chi tiết hơn về đặc điểm và những điểm
cần lưu ý khi sử dụng các nhóm thuốc giảm đau thông thường.
17
Thuốc giảm đau hiện tại được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại thành ba nhóm dựa trên
tác dụng dược lý và hiệu quả điều trị:
Thuốc giảm đau nhóm I: trước đây gọi là thuốc giảm đau ngoại biên, gồm các loại thuốc
không opioid như paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin) và thuốc chống viêm không
steroid (gọi tắt là các NSAID) như ibuprofen ở liều giảm đau. Các thuốc nhóm này thường
được dùng để điều trị cơn đau nhẹ đến trung bình.
Thuốc giảm đau nhóm II: gồm các thuốc opioid yếu như codein và tramadol, thích hợp
điều trị các cơn đau cường độ trung bình. Thuốc thường được bán trên thị trường kết hợp
với một thuốc giảm đau ngoại biên.
Thuốc giảm đau nhóm III: gồm các thuốc opioid mạnh như morphin, điều trị các cơn
đau nghiêm trọng, dữ dội và/hoặc không có đáp ứng với các thuốc giảm đau nhóm I và
nhóm II.
*Thuốc giảm đau nhóm I
Thuốc giảm đau nhóm I (paracetamol, aspirin và các NSAID) có khả năng dung nạp
tương đối tốt. Các thuốc này không gây ra sự phụ thuộc về thể chất hoặc tinh thần và tất cả
đều có một tác dụng trần. Đối với các cơn đau cấp tính có cường độ từ nhẹ đến trung bình,
hiệu quả giảm đau gần như tương tự. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý một số tác
dụng không mong muốn tiềm ẩn.
Paracetamol
Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như
trong các trường hợp cần hạ sốt. Paracetamol hiện được coi là thuốc giảm đau cơ sở, được
sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em do có cân bằng lợi ích/nguy cơ tốt. Liều dùng
của thuốc được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Liều paracetamol


3 g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ.
Người lớn Nhìn chung, không nên vượt quá 3 g/ngày. Trong trường hợp đau nặng,
liều tối đa có thể được tăng lên đến 4 g/ngày.
60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10
mg/kg mỗi 4 giờ.
Trên thực tế, liều sử dụng thường cao hơn, dao động từ 10 đến 15 mg/kg
Trẻ em
mỗi 4 giờ, đặc biệt là đối với cơn đau sau phẫu thuật.
Tổng liều không được vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng
dưới 37 kg và 3 g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37 kg.

Paracetamol có tác động giảm đau theo cả cơ chế ngoại vi và trung ương. Thuốc thường
được kết hợp với các thuốc giảm đau nhóm II: paracetamol kết hợp với codein phosphat
cho tác dụng giảm đau vượt trội so với việc sử dụng đơn độc từng thành phần, với hiệu quả
giảm đau kéo dài hơn.

18
Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc
hầu như không có tác dụng chống viêm, ngược lại với aspirin và NSAID. Một số trường
hợp hiếm gặp xuất hiện dị ứng trên da và giảm tiểu cầu. Hai chống chỉ định chính của
paracetamol là quá mẫn với thuốc và suy giảm chức năng tế bào gan (chú ý 1). Rõ ràng, so
với NSAID và thuốc giảm đau khác, việc có ít chống chỉ định góp phần làm tăng mức độ
tin cậy trong việc sử dụng paracetamol.

Chú ý 1: Thông tin liên quan đến độc tính trên gan của paracetamol
Mức liều nào có thể gây tình trạng ngộ độc paracetamol?
Quá liều, từ 10 g với liều duy nhất ở người lớn và 150 mg/kg khối lượng cơ thể trong một
liều duy nhất ở trẻ em (tùy theo khả năng nhạy cảm của bệnh nhân) có thể dẫn đến tăng men
gan.
Tuy nhiên, paracetamol có thể gây tổn thương gan ngay cả ở liều điều trị nếu sử dụng
trong thời gian dài, đặc biệt trên những bệnh nhân có chức năng gan thay đổi hoặc người cao
tuổi.
Paracetamol có mặt trong nhiều loại thuốc, kết hợp dưới nhiều dạng bào chế khác nhau,
dẫn đến nguy cơ quá liều không chủ đích khi dùng đồng thời nhiều chế phẩm cùng chứa hoạt
chất này. Cần đọc kỹ thành phần của thuốc trước khi uống để tránh tích lũy paracetamol gây
quá liều.
Tại sao paracetamol gây độc?
Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Hai con đường chuyển hóa chính là liên
hợp glucuronic và sulfat. Con đường liên hợp sulfat nhanh chóng bão hòa ở liều cao hơn
liều điều trị. Một con đường khác được xúc tác bởi enzym cytochrom P450, hình thành
chất chuyển hóa trung gian là N-acetyl benzoquinoneimin. Khi sử dụng với liều thông
thường, chất này sẽ nhanh chóng được khử độc tính bởi glutathion và thải qua nước
tiểu sau khi liên hợp với cystein và acid mercapturic. Tuy nhiên, khi sử dụng liều quá
cao, lượng N-acetyl benzoquinoneimin tạo thành tăng lên, tạo ra liên kết cộng hóa trị
với tế bào gan, gây hoại tử gan.
Các triệu chứng chính khi quá liều paracetamol:
Tình trạng buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao và đau bụng thường xảy ra trong vòng 24
giờ. Tiếp đó là tình trạng tăng men gan nhanh chóng, có thể dẫn đến hoại tử hoàn toàn và
không thể hồi phục, suy giảm chức năng tế bào gan, nhiễm toan chuyển hóa và hội chứng não
- gan bao gồm cả tình trạng hôn mê và tử vong. Đồng thời, có thể ghi nhận sự gia tăng
transaminase gan, lactat dehydrogenase, bilirubin và giảm prothrombin xuất hiện trong
vòng 12 đến 48 giờ sau khi uống.
Những yếu tố nguy cơ gia tăng độc tính của paracetamol:
Một số yếu tố nguy cơ như suy gan, nghiện rượu mạn tính có thể gây ra viêm gan
trong khi sử dụng paracetamol, ngay cả ở liều điều trị. Người cao tuổi, người suy dinh
dưỡng, phụ nữ mang thai, bệnh nhân dùng các thuốc có khả năng gây tăng men gan, ...
có nguy cơ gặp độc tính cao hơn.
Các biện pháp cần làm khi quá liều:
19
Cần chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, có thể sử
dụng các thuốc giải độc đặc hiệu của paracetamol như N-acetylcystein tĩnh mạch hoặc
đường uống, nếu có thể trước giờ thứ mười. Cũng cần tiến hành nhanh chóng các biện
pháp điều trị triệu chứng.
Paracetamol ít có nguy cơ tương tác thuốc. Một tương tác thường được nhấn mạnh
trong các tờ thông tin sản phẩm là tương tác giữa paracetamol với thuốc chống đông
đường uống làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông đường uống và nguy cơ chảy
máu khi dùng paracetamol với liều tối đa (4 g/ngày) trong ít nhất 4 ngày.
Cần theo dõi thường xuyên giá trị INR để có thể chỉnh liều các thuốc chống đông đường
uống trong thời gian điều trị bằng paracetamol và sau khi ngừng thuốc.
Paracetamol có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú ở liều khuyến
cáo trong thời gian ngắn. Thuốc cũng có thể được dùng theo đường truyền tĩnh mạch. Tốc
độ giảm đau nhanh của thuốc khi sử dụng đường dùng này cho phép điều trị đau cấp tính,
đặc biệt đối với các cơn đau hậu phẫu.
Acid acetylsalicylic (aspirin)
Acid acetylsalicylic vừa là một thuốc hạ sốt, chống viêm, vừa là một thuốc giảm đau được
chỉ định trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc được sử dụng khá phổ
biến trong bệnh thấp khớp để điều trị các triệu chứng viêm và đau (bảng 2).
Aspirin có nhiều chống chỉ định, bao gồm: quá mẫn với thuốc; bệnh nhân có tiền sử hen
do sử dụng salicylat hoặc các thuốc có cơ chế tác dụng tương tự bao gồm NSAID; phụ nữ
ở 3 tháng cuối của thai kỳ và đang cho con bú, bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng giai đoạn
tiến triển, các bệnh liên quan đến rối loạn yếu tố đông máu, suy gan nặng, suy giảm chức
năng thận, suy tim không kiểm soát, bệnh nhân sử dụng methotrexat ở liều cao hơn 15
mg/tuần hoặc các thuốc chống đông đường uống khi đang dùng aspirin liều cao trong các
bệnh lý về khớp.
Aspirin cũng có nhiều tác dụng không mong muốn:
- Trên tiêu hóa như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu, ...);
- Trên hệ thần kinh trung ương, thường là dấu hiệu của quá liều (nhức đầu, chóng mặt, giảm
chức năng thính giác, ù tai);

Bảng 2: Liều dùng aspirin


Đau và sốt:
- 1 g/lần, có thể lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu cần, không vượt quá 3 g mỗi
Người lớn
ngày (2 g ở người cao tuổi);
và trẻ em có
- Sử dụng thuốc đều đặn, tuân thủ chế độ liều kể trên có thể giúp ngăn chặn tái
cân nặng
phát cơn đau hoặc sốt;
trên 50 kg
- Bệnh nhân không nên dùng aspirin kéo dài trên 3 ngày để hạ sốt và trên 5
(khoảng 15
ngày để giảm đau mà không được tư vấn của bác sĩ.
tuổi)
Aspirin có thể được sử dụng như thuốc chống viêm trong viêm khớp dạng thấp
với liều tối đa 3-6 g mỗi ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều, cách nhau tối thiểu 4 giờ.

20
Cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và chọn dạng bào chế phù hợp.
Trẻ em Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là: 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6
lần; tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ.
- Các triệu chứng trên huyết học dai dẳng (rối loạn chảy máu với sự kéo dài thời gian chảy
máu) kéo dài 4-8 ngày sau khi ngưng điều trị và có thể gây ra nguy cơ chảy máu trong trường
hợp can thiệp bằng phẫu thuật;
- Các phản ứng quá mẫn như nổi mề đay, phản ứng phản vệ, co thắt phế quản và phù
Quincke.
Aspirin cũng có một số tương tác chống chỉ định, bao gồm:
- Thuốc chống đông đường uống chống chỉ định dùng cùng với aspirin liều cao (trên 3 g/ngày)
do tương tác cạnh tranh liên kết với protein huyết tương;
- Methotrexat (liều >15 mg/tuần) do tăng độc tính trên huyết học.
Lưu ý rằng aspirin không nên kết hợp với các thuốc chống đông đường uống (dù ở liều thấp),
các NSAID khác, heparin và các thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu.
Chú ý 2: Có nên lo ngại hội chứng Reye?
Hội chứng Reye, tuy rất hiếm gặp nhưng có nguy cơ xuất hiện ở trẻ em có dấu hiệu
nhiễm virus (đặc biệt là thủy đậu, cúm) dùng aspirin. Hội chứng này có thể biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau, từ nôn và buồn ngủ đến liệt, thậm chí tử vong. Do đó, aspirin chỉ
nên dùng cho những trẻ em với sự tư vấn của bác sĩ khi các biện pháp khác đã thất bại.
Trường hợp xảy ra nôn liên tục, bị mất ý thức hay có hành vi bất thường, cần ngừng
điều trị bằng aspirin.

Các NSAID không phải loại salicylat


Các thuốc nhóm này được sử dụng đầu tay với liều cao để đạt hiệu quả chống viêm và liều
thấp hơn trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình: đau răng, đau đầu, đau nửa đầu, chấn
thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng. Kết hợp các thuốc này với các thuốc giảm đau mạnh thậm
chí có thể tăng hiệu quả trong điều trị đau do ung thư.
Liều dùng cần hiệu chỉnh theo:
- Tuổi của bệnh nhân, cần cân nhắc đến nguy cơ giảm đào thải thuốc ở người cao tuổi;
- Một số tình trạng sinh lý (chú ý trên phụ nữ có thai và người có tiền sử dị ứng);
- Cường độ và độ lặp lại của cơn đau.
Các thuốc nhóm NSAID có nhiều chống chỉ định cần được rà soát và tôn trọng nghiêm
ngặt, bao gồm: quá mẫn, dị ứng với các thuốc trong nhóm, loét dạ dày tá tràng tiến triển, suy
tế bào gan, suy thận nặng, suy tim, tiền sử mới mắc viêm ruột và chảy máu trực tràng, mất
nước hoặc suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai (từ tháng thứ 6) và cho con
bú.
Tác dụng không mong muốn của NSAID bao gồm:
- Trên tiêu hóa: đau thượng vị, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau và rối loạn chức năng
đường ruột. Tác dụng nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra: loét và xuất huyết tiêu hóa.

21
- Trên thận: thuốc có thể gây suy thận cấp trên người bệnh có nguy cơ cao như xơ gan hoặc
bệnh thận mạn tính, mất nước hoặc phù (tăng huyết áp, phù chi dưới), suy tim, đang điều trị
bằng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế men chuyển và bệnh nhân trên 75 tuổi. Trong những
trường hợp này, tốt nhất tránh sử dụng các thuốc NSAID có thời gian bán thải dài và cần theo
dõi chặt chẽ chức năng thận. Cần lưu ý, độc tính trên thận của các thuốc NSAID có thể là
nguyên nhân gây tổn thương cơ quan dẫn đến suy thận không hồi phục (khác với các trường
hợp suy thận chức năng).
- Trên hô hấp: cơn hen, co thắt phế quản, suy hô hấp cấp, phù phổi, đặc biệt là ở bệnh
nhân có cơ địa dị ứng.
- Trên tim mạch: có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp đang được điều trị và
giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
- Trên da: có thể xuất hiện mề đay, phát ban, ngứa, vàng da, hồng ban có mụn nhỏ ở da.
Các phản ứng nghiêm trọng xảy ra với tần suất hiếm gặp như hội chứng Lyell, hội chứng
Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, viêm mạch. Điều trị bằng NSAID kéo dài có thể xuất
hiện các phản ứng nhiễm độc trên da. Đôi khi có thể gặp phù Quincke, sốc phản vệ.
- Trên huyết học: thiếu máu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và giảm
huyết cầu toàn thể. Điều trị kéo dài có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như suy
tủy.
- Trên gan: NSAID có thể gây viêm gan và vàng da, gây ra những thay đổi nhẹ có thể hồi
phục trên chức năng gan (tăng men gan, tăng bilirubin). Nên ngừng thuốc nếu các bất thường
về chức năng gan vẫn dai dẳng hoặc xấu đi, hoặc kèm theo các dấu hiệu lâm sàng của suy gan.
Tương tác thuốc của NSAID bao gồm:
- Các thuốc khuyến cáo không nên phối hợp: các NSAID khác, aspirin, thuốc chống đông
đường uống, heparin không phân đoạn, heparin khối lượng phân tử thấp (ở liều điều trị hoặc sử
dụng trên người cao tuổi), lithium, methotrexat sử dụng với liều lớn hơn 20 mg/tuần và
pemetrexed (trên bệnh nhân có suy thận trung bình, nặng).
- Các thuốc cần thận trọng khi dùng đồng thời: ciclosporin, tacrolimus, lợi tiểu, thuốc ức
chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II (sartan), methotrexat ở mức liều ≤20
mg/tuần và pemetrexed (trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường).
- Các thuốc cần lưu ý khi dùng đồng thời: aspirin ở liều chống kết tập tiểu cầu (50-375
mg/ngày), các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác, các thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc
serotonin, deferasirox (một phức hợp tạo chelat với sắt sử dụng trong điều trị thừa sắt),
glucocorticoid (trừ hydrocortison dùng trong liệu pháp thay thế thượng thận), heparin
khối lượng thấp hay heparin không phân đoạn (liều dự phòng).

Khi sử dụng liều thấp, một số NSAID chỉ thể hiện tác dụng giảm đau mà không thể
hiện tác dụng chống viêm: ≤1200 mg/ngày (ibuprofen); <300 mg/ngày (ketoprofen); <680
mg/ngày (naproxen); diclofenac liều đơn 12,5 mg; <1500 mg/ngày (acid mefenamic).

Aspirin và các NSAID: Những điều cần lưu ý khi tư vấn cho người bệnh

22
Cần lưu ý khi sử dụng aspirin và các NSAID cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Phụ nữ có thai
Khi sử dụng thuốc trong vòng 24 tuần đầu thai kỳ, tất cả các thuốc ức chế tổng hợp
prostaglandin có thể gây ra
- Độc tính trên tim phổi (đóng sớm ống động mạch và tăng huyết áp động mạch phổi);
- Rối loạn chức năng thận có thể dẫn đến suy thận kèm theo thiểu ối.
Khi sử dụng thuốc vào cuối thai kỳ, người mẹ và trẻ sơ sinh có thể gặp nguy cơ:
- Kéo dài thời gian chảy máu, thậm chí sau khi đã dùng một liều rất thấp;
- Ức chế co bóp tử cung dẫn đến chậm mở cổ tử cung hoặc kéo dài thời gian sinh.
Do đó, nên hạn chế sử dụng aspirin và NSAID trên sản khoa và cần giám sát chặt chẽ của
bác sĩ. Các thuốc này tuyệt đối chống chỉ định sau tuần thứ 24 của thai kỳ (khoảng tháng thứ
5).
Phụ nữ cho con bú
Aspirin được bài xuất vào sữa mẹ, do đó không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Lưu ý:
Thuốc chống viêm không steroid có thể gây tăng kali máu. Nguy cơ này tăng lên khi
sử dụng đồng thời với: muối kali, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế men chuyển,
thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, heparin (khối lượng phân tử thấp hay heparin
không phân đoạn), các thuốc ức chế miễn dịch (ciclosporin, tacrolimus) và trimethoprim.

Floctafenin
Floctafenin là thuốc được sử dụng thuần túy với tác dụng giảm đau và chỉ dùng theo
đường uống dưới dạng viên nén 200 mg. Liều dùng của thuốc là 1 viên/lần, có thể uống liều
tiếp theo nếu cần, nhưng không vượt quá 4 viên/ngày. Cần tuân thủ khoảng cách tối thiểu
giữa hai lần dùng là 4-6 giờ. Trong trường hợp đau nặng, có thể uống luôn 2 viên, sau đó khi
đảm bảo khoảng cách tối thiểu, uống tiếp 1 viên nếu cần và không vượt quá 4 viên/ngày.
Thuốc có một số phản ứng bất lợi với tần suất rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, cần
ngừng thuốc ngay. Thực tế đã ghi nhận một số trường hợp xảy ra các phản ứng dị ứng ở các
mức độ khác nhau, từ mẩn ngứa trên da đến sốc. Các phản ứng này có thể xuất hiện sau các
triệu chứng dị ứng nhẹ: ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, mẩn đỏ đột ngột ở da
mặt hoặc cổ, phát ban, ngứa họng, cảm giác mệt mỏi.
Nefopam
Nefopam là một thuốc giảm đau dạng ống tiêm chứa 20 mg để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm
bắp để điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính, bao gồm cả đau sau phẫu thuật. Thuốc có cấu
trúc hóa học khác với các thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng chống viêm hoặc
hạ sốt và không gây ức chế hô hấp. Tuy nhiên, thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin nên chống
chỉ định cho người bệnh có tiền sử rối loạn co giật, nguy cơ bí tiểu liên quan đến tuyến tiền liệt,
glaucom góc đóng và suy mạch vành. Phản ứng bất lợi thường gặp của nefopam là buồn nôn
và nôn.

*Thuốc giảm đau nhóm II

23
Các thuốc giảm đau nhóm II bao gồm các thuốc có cơ chế tương tự morphin nhưng tác
dụng giảm đau yếu hơn. Đây là các opioid yếu, thường sử dụng kết hợp với paracetamol. Việc
kết hợp này đem lại hiệu quả giảm đau tốt nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng không mong
muốn của cả hai hoạt chất liên quan. Thuốc giảm đau nhóm II được dành riêng cho những cơn
đau trung bình đến dữ dội. Thuốc có thể thích hợp trong ít nhất ba tình huống:
- Điều trị thất bại hay không có hiệu quả khi dùng một thuốc giảm đau nhóm I;
- Điều trị tức thì trong các tình huống bệnh lý có cơn đau (sau chấn thương, phẫu thuật, ...);
- Điều trị thay thế bằng đường uống sau khi sử dụng morphin đường tiêm.
Codein
Codein là một opioid yếu, được chuyển hóa nhanh thành morphin trong cơ thể với tỷ lệ 10%.
Do vậy, thuốc có thời gian tác dụng tương đối dài với hiệu lực bằng khoảng 1/5 so với morphin.
Codein kết hợp với paracetamol hoặc aspirin trong nhiều trường hợp để tăng cường tác dụng
giảm đau. Liều lượng sử dụng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo khả năng dung nạp
thuốc (bảng 3).
Bảng 3: Liều lượng codein*
30-60 mg, lặp lại mỗi 4-6 giờ (với chỉ định điều trị ho, liều 10 mg
Người lớn
mỗi 3-4 giờ).
Codein trong các dạng siro có thể được sử dụng với liều 1-3
mg/kg/ngày, không vượt quá 6 mg/kg/ngày ở trẻ trên 1 tuổi.
Khi sử dụng liều trên 10 mg/kg/ngày, trẻ có nguy cơ co giật.
Trẻ em
Opioid yếu này được kết hợp với paracetamol trong một số chế
phẩm viên nén, có thể sử dụng cho trẻ ≥6 tuổi và cân nặng trên 14
kg.

Ngày 06/10/2015, Cục Quản lý Dược Việt Nam đã có công văn số 18905/QLD-
TT cung cấp thông tin cho cán bộ y tế về việc sử dụng codein theo khuyến cáo gần
đây của Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu. Theo đó, để điều trị ho và cảm lạnh,
chống chỉ định codein cho trẻ dưới 12 tuổi, thận trọng khi sử dụng cho trẻ từ 12 đến
18 tuổi có các vấn đề về hô hấp. Đồng thời, chống chỉ định codein cho bệnh nhân
mang gen chuyển hóa thuốc nhanh ở tất cả mọi lứa tuổi, phụ nữ cho con bú. Trước
đó, theo công văn số 15113/QLD-ĐK ngày 12/9/2013 của Cục Quản lý Dược,
codein cũng bị chống chỉ định cho trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amiđan
và/hoặc thủ thuật nạo V.A.

Một số lưu ý khi sử dụng codein:


- Chống chỉ định codein trong một số trường hợp: quá mẫn với thuốc, ho có đờm, nghiện ma
túy, tình trạng phụ thuộc opioid, suy hô hấp, hen, suy tim nặng, thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Ở liều điều trị, tác dụng không mong muốn của codein tương tự như các opioid khác, mặc
dù hiếm gặp và nhẹ hơn: táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Đặc biệt đã ghi nhận
được báo cáo về trường hợp co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn có
24
nguy cơ gây nghiện, hội chứng cai thuốc cho người dùng, kể cả trên trẻ sơ sinh khi sử dụng
codein cho người mẹ trong giai đoạn mang thai.
Một số tương tác thuốc liên quan đến codein:
- Các thuốc khuyến cáo không dùng phối hợp: Opioid chủ vận - đối kháng (nalbuphin,
buprenorphin, pentazocin) do làm giảm tác dụng giảm đau thông qua cơ chế cạnh tranh làm
phong bế receptor và nguy cơ xuất hiện hội chứng cai thuốc. Tránh sử dụng thuốc cùng với rượu
hoặc đồ uống có cồn do tăng tác dụng an thần của thuốc.
- Các thuốc cần lưu ý khi sử dụng đồng thời: thuốc giảm đau khác thuộc nhóm morphin,
thuốc ngủ benzodiazepin, barbiturat và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
Tramadol
Tramadol được chỉ định trong các cơn đau mức độ trung bình đến nặng. Ở liều điều trị, đây là
một thuốc giảm đau trung ương có hiệu quả dựa trên tác dụng hiệp đồng thông qua 2 cơ chế:
- Tác dụng tương tự các opioid thông qua việc gắn vào thụ thể μ của opioid;
- Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương do ức chế tái thu hồi noradrenalin và serotonin, do
đó kiểm soát được sự truyền tín hiệu đau về thần kinh trung ương.
Khi sử dụng ở liều điều trị, thuốc ít tác động trên tiêu hóa, ít ức chế hô hấp hơn so với
morphin.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc ít gây phụ thuộc hơn so với morphin.
Hiệu lực giảm đau của tramadol bằng khoảng 1/10 đến 1/6 morphin.
Khi sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đau nhóm I, hiệu lực giảm đau của thuốc
được tăng cường.
Quản lý việc sử dụng tramadol:
Liều lượng tramadol phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân và mức độ đau (bảng 4).
Bảng 4: Liều dùng của tramadol
Dạng viên:
Cơn đau cấp: liều tấn công 100 mg, liều duy trì 50 mg hoặc 100 mg mỗi 4-6 giờ,
không vượt quá 400 mg/24 giờ.
Cơn đau mạn: liều tấn công 50 hoặc 100 mg, liều duy trì 50 mg hoặc 100 mg mỗi 4-6
giờ, không vượt quá 400 mg/24 giờ.
Dạng dung dịch tiêm:
Tramadol có thể tiêm tĩnh mạch chậm (2-3 phút) hoặc pha trong dịch truyền.
Cơn đau nặng: liều tấn công 100 mg. Trong vòng 1 giờ sau liều tần công, bổ sung 50
mg mỗi 10-20 phút, không vượt quá tổng liều 250 mg (bao gồm cả liều tấn công). Sau
đó, có thể sử dụng 50 hoặc 100 mg mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 600 mg/ngày.
Cơn đau trung bình: 50 hoặc 100 mg trong giờ đầu tiên.
Trường hợp đặc biệt:
Khi sử dụng cho bệnh nhân trên 75 tuổi (dạng viên nang hoặc dung dịch tiêm), cần
kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng (9 giờ đối với dạng viên nang).
Trường hợp suy gan, cần giảm liều mỗi lần đi một nửa hoặc tăng khoảng cách đưa
liều lên 2 lần (12 giờ).
Trường hợp suy thận, cần tăng khoảng thời gian giữa các lần dùng lên 2 lần (12 giờ)
25
với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <30 ml/phút và tránh sử dụng cho bệnh nhân có
độ thanh thải <10 ml/phút.
Tramadol có một số chống chỉ định, bao gồm: tiền sử quá mẫn với tramadol, các opioid,
ngộ độc cấp tính hoặc dùng quá liều các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (rượu, thuốc
ngủ, thuốc giảm đau khác), suy hô hấp nặng, suy tế bào gan nặng, trẻ em dưới 15 tuổi (viên
nang và tiêm), phụ nữ cho con bú trong trường hợp điều trị kéo dài, động kinh mất kiểm soát,
kết hợp với các thuốc ức chế men mono-aminoxidase (IMAO) không chọn lọc (iproniazid),
IMAO chọn lọc nhóm A (moclobemid, toloxaton), IMAO chọn lọc nhóm B (selegilin), kháng
sinh linezolid.
Tramadol chỉ nên sử dụng sau khi được đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/nguy cơ
dựa trên bản chất cơn đau và đặc điểm bệnh nhân.
Cần sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ tăng áp lực nội sọ, chấn
thương sọ não, hôn mê chưa xác định nguyên nhân rõ ràng, rối loạn trung tâm hô hấp
hoặc rối loạn chức năng hô hấp.
Tramadol có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn: rối loạn thần kinh - tâm thần
(tùy thuộc vào đáp ứng cá thể, thường gặp ở người cao tuổi), có thể gây lẫn lộn, ảo giác,
hoang tưởng, cơn co giật khi sử dụng liều cao hoặc đồng thời với các thuốc làm giảm
ngưỡng kích thích gây động kinh. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, buồn
ngủ, đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, khô miệng, táo bón khi sử dụng kéo dài. Các
phản ứng hiếm gặp bao gồm: đau thượng vị, phát ban, suy nhược, giảm thị lực và rối loạn
tim mạch (nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, đánh trống ngực, tăng huyết áp). Các phản ứng rất
hiếm gặp bao gồm: phản ứng phản vệ (mề đay, phù mạch, co thắt phế quản) đôi khi dẫn đến
sốc có thể gây tử vong; rối loạn tiết niệu (tiểu khó và/hoặc bí tiểu); rối loạn hô hấp hoặc suy
hô hấp nếu sử dụng liều vượt quá liều khuyến cáo hoặc dùng đồng thời với thuốc giảm đau
khác; lệ thuộc thuốc, hội chứng cai thuốc sau khi sử dụng một thời gian dài, với các triệu
chứng kích động, lo âu, căng thẳng, mất ngủ, tăng động, run rẩy và triệu chứng trên tiêu hóa.
Tăng enzym gan đã được ghi nhận trong một số ca sử dụng tramadol.
Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng tramadol:
- Chống chỉ định dùng đồng thời: tất cả các IMAO;
- Khuyến cáo không dùng đồng thời: opioid chủ vận - đối vận
(buprenorphin, nalbuphin, pentazocin), rượu, carbamazepin và naltrexon;
- Cân nhắc khi dùng đồng thời: thuốc giảm đau cùng tác dụng lên thụ thể morphin, các
thuốc giảm ho tương tự morphin (dextromethorphan, noscapin, pholcodin), các thuốc giảm ho
morphin (codein, ethylmorphin), benzodiazepin, barbiturat, các thuốc an thần khác, thuốc ức
chế chọn lọc tái thu hồi serotonin, venlafaxin, thuốc giảm ngưỡng co giật (bao gồm các
thuốc chống trầm cảm ba vòng và các thuốc ức chế tái thu hồi serotonin), thuốc an thần kinh
(phenothiazin và butyrophenon), mefloquin và bupropion.
Việc sử dụng tramadol trong thời kì mang thai và cho con bú cần được theo dõi. Không
nên dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Từ tháng thứ 4, có thể sử dụng thuốc một cách
thận trọng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, việc sử dụng tramadol kéo dài (ở tất cả các mức
liều) có thể gây ra hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt, vào cuối thai kỳ, khi sử dụng

26
liều cao, kể cả trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Đối với phụ
nữ cho con bú, nếu cần sử dụng tramadol dài ngày, cần ngừng cho con bú.
3. Thuốc giảm đau nhóm III
Trong một thời gian dài, các opioid mạnh, đặc biệt là morphin không được sử dụng đúng
mức trong thực hành do lo ngại suy hô hấp và gây nghiện. Khi sử dụng theo đơn và với mục
đích giảm đau, nguy cơ dung nạp và nguy cơ gây nghiện của các thuốc này được hạn chế.
Các thuốc giảm đau nhóm III, còn gọi là opioid mạnh, được chia thành ba nhóm: chất
chủ vận toàn phần (morphin), chất chủ vận từng phần (buprenorphin) và chất đối kháng
(nalbuphin). Nguyên tắc chung là không bao giờ được kết hợp chất chủ vận từng phần và
chất đối vận với chất chủ vận toàn phần do tác dụng đối kháng của các thuốc.
Thuốc giảm đau opioid
Morphin
Morphin được coi là thuốc tham chiếu trong nhóm thuốc giảm đau mạnh, mặc dù cường
độ tác dụng của morphin không phải là mạnh nhất. Morphin thích hợp cho các trường hợp
đau dai dẳng, dữ dội hay khó điều trị (đặc biệt là đau ung thư). Cần thay đổi một số quan
niệm thường gặp về morphin, gây ra nỗi sợ hãi vô cớ cho bệnh nhân và cản trở tiếp cận
điều trị. Thực tế, trong bối cảnh điều trị, thuốc không gây ảo giác, không gây phụ thuộc và
không cần hạn chế sử dụng trên các bệnh nhân giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sử dụng
thuốc không hợp lý luôn kèm theo nguy cơ lệ thuộc thuốc.
Nên ưu tiên sử dụng đường uống. Liều khởi đầu thông thường là 60 mg/ngày, tiếp theo
cần dò liều để xác định mức liều thấp nhất có hiệu quả. Cách đơn giản nhất là sử dụng
morphin dạng tác dụng nhanh mỗi 4 giờ và chỉnh liều mỗi 8 giờ bằng cách tăng liều từ
30% đến 50%. Giữa các lần dùng thuốc theo giờ cố định, có thể bổ sung liều trung gian
hay liều dự phòng nếu vẫn có yêu cầu giảm đau. Ví dụ: trong thời gian đầu tiên, có thể đưa
thuốc mỗi giờ. Liều dự phòng tương đương 10%-15% tổng liều 24 giờ.
Tổng liều hàng ngày đã sử dụng là cơ sở tính liều cho ngày hôm sau và cho 2-3 ngày
tiếp theo cho đến khi ổn định. Khi đạt liều ổn định, nên chuyển đổi sang sử dụng dạng
giải phóng kéo dài (LP). Cần xác định lại liều tối ưu bất cứ khi nào có sự thay đổi về
nguyên nhân đau. Không có giới hạn tối đa liều morphin cho tất cả các đường dùng.
Chống chỉ định sử dụng morphin trong trường hợp: quá mẫn với thuốc, trẻ em dưới
6 tuổi, suy hô hấp mất bù, suy gan nặng (có hội chứng não gan), bệnh cấp tính (chấn
thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, không có thông khí kiểm soát), động kinh không kiểm
soát, phụ nữ cho con bú và khi khôi phục hoặc tiếp tục một phác đồ điều trị kéo dài sau khi
sinh con.
Phản ứng bất lợi của thuốc có thể xảy ra lúc khởi đầu điều trị: táo bón dai dẳng, buồn
ngủ, buồn nôn và nôn. Các phản ứng khác có thể bao gồm: hưng phấn, ác mộng, đặc biệt
ở người cao tuổi, lú lẫn, ảo giác; suy hô hấp, có thể ngừng thở do quá liều; tăng áp lực
nội sọ; bí tiểu và ứ đọng nước tiểu trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến hoặc hẹp niệu
đạo; hội chứng cai thuốc khi ngừng đột ngột. Ở người già hay bệnh nhân suy thận, có
nguy cơ co giật khi dùng quá liều hoặc tăng liều quá nhanh.
Trường hợp quá liều opioid có thể xảy ra suy hô hấp với dấu hiệu nhận biết là tình trạng
lơ mơ. Nếu xảy ra tình trạng này, cần thông khí hỗ trợ và sử dụng naloxon.
27
Morphin tiềm ẩn nhiều nguy cơ tương tác thuốc. Do đây là một thuốc gây ức chế mạnh
trên hệ thần kinh trung ương, không nên kết hợp với các thuốc tác dụng tương tự opioid,
thuốc an thần, barbiturat, thuốc ngủ (benzodiazepin), thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng
histamin H1, thuốc hạ huyết áp trung ương (methyldopa), baclofen và thalidomid. Trong khi
dùng morphin, không nên uống rượu.
- Các thuốc chống chỉ định dùng đồng thời: buprenorphin và nalbuphin do cạnh tranh
với morphin, làm mất tác dụng của thuốc và có thể gây ra hội chứng cai thuốc.
- Các thuốc cần thận trọng khi phối hợp: naltrexon, rifampicin, thuốc giảm đau
opioid khác (alfentanil, codein, dextromoramid, dihydrocodein, fentanyl, oxycodon,
phenoperidin, remifentanil, sufentanil, tramadol), các thuốc giảm ho giống morphin
(dextromethorphan, noscapin, pholcodin), thuốc giảm ho có bản chất morphin (codein,
ethylmorphin), barbiturat, benzodiazepin, các thuốc an thần khác.
Tác dụng không mong muốn của morphin cần lưu ý:
- Táo bón là tác dụng không thể tránh khỏi và cần được dự phòng và điều trị bằng cách
thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc nhuận tràng.
- Buồn nôn (thường xuất hiện khi mới điều trị), buồn ngủ, khó tiểu, đổ mồ hôi và ngứa
(những rối loạn này thường thoáng qua).
- An thần quá mức và khó thở là dấu hiệu quá liều cần được xử trí bằng cách ngừng điều
trị hoặc tiêm tĩnh mạch naloxon.
Sử dụng morphin trong thời kì mang thai hoặc cho con bú:
- Nếu có thai hoặc cho con bú, morphin có thể kê cho người mẹ nếu cần thiết. Tuy
nhiên, cần lưu ý hội chứng cai thuốc có thể xuất hiện ở trẻ em khi sử dụng lâu dài.
- Liều cao, thậm chí trong điều trị ngắn ngay trước hoặc trong khi sinh, có thể gây ra
suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Fentanyl
Đây là thuốc giảm đau mạnh có cơ chế tác dụng tương tự như morphin nhưng tác dụng nhanh
và kéo dài. Tác dụng giảm đau của fentanyl mạnh hơn morphin 100 lần. Fentanyl được chỉ định
cho cơn đau mạn tính và nghiêm trọng không thể giải quyết được bằng thuốc giảm đau opioid
khác. Một số chế phẩm fentanyl giải phóng kéo dài từ dạng bào chế hấp thu qua da đã được
phát triển để thay thế cho đường uống khi cơn đau ổn định và có ít tác dụng phụ hơn so với
morphin.
Khi bắt đầu sử dụng fentanyl, phải cân nhắc đến phác đồ opioid trước đó. Cần xem xét khả
năng xuất hiện nguy cơ lệ thuộc thuốc, tình trạng bệnh nhân, và mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Do đó, liều lượng không nên cố định mà được tính toán dựa vào tất cả các tiêu chí trên.
Chống chỉ định dùng fentanyl trong các trường hợp: quá mẫn cảm, đau cấp tính ngắn sau
phẫu thuật (do không thể chỉnh liều trong một thời gian ngắn), rối loạn nghiêm trọng hệ thần
kinh và người bệnh chưa bao giờ dùng opioid.
Fentanyl có nhiều tác dụng không mong muốn, bao gồm: trên tim (nhịp tim nhanh/nhịp tim
chậm, thậm chí loạn nhịp); trên thần kinh (bao gồm nhức đầu và chóng mặt thường xuyên); trên da
và mô dưới da (ngứa, ra mồ hôi, phản ứng da tại chỗ); trên tiêu hóa (buồn nôn, nôn, táo bón, khô
miệng, rối loạn tiêu hóa); trên tâm thần (buồn ngủ, chán ăn, căng thẳng).
Một số điểm lưu ý khi sử dụng thuốc:
28
- Cần điều trị thêm bằng dạng giải phóng tức thì khi xuất hiện cơn đau đột ngột;
- Chú ý nguy cơ suy hô hấp, có thể tồn tại dai dẳng kể cả sau khi ngừng thuốc giải
phóng kéo dài (miếng dán) và thường gặp ở các bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính. Tình
trạng giảm thông khí nặng, đe dọa tính mạng, có thể xảy ra trên trẻ nhỏ chưa bao giờ sử
dụng opioid;
- Nguy cơ tăng áp lực nội sọ, có thể dẫn đến mất ý thức, hoặc hôn mê;
- Nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt trong trường hợp giảm thể tích tuần hoàn;
- Nguy cơ co giật không do động kinh ở bệnh nhân nhược cơ;
- Suy gan và suy thận;
- Hấp thu fentanyl có thể tăng lên ở bệnh nhân tiếp xúc với nhiệt;
- Thời gian bán thải của fentanyl kéo dài ở bệnh nhân cao tuổi;
Lưu ý khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú:
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai do thiếu dữ liệu về độ an toàn trên đối tượng này;
- Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì thuốc vào được sữa mẹ.
Các tương tác thuốc của fentanyl tương tự morphin.
Oxycodon
Oxycodon là một chủ vận opioid, có tác dụng giảm đau tương tự như morphin. Hiệu quả
điều trị chủ yếu là giảm đau, giải lo âu, chống ho và an thần. Thuốc giảm đau này được
chỉ định để điều trị các cơn đau nghiêm trọng chỉ có thể điều trị bằng thuốc giảm đau
opioid mạnh khác, đặc biệt là đau có nguồn gốc ung thư. Các dạng uống tác dụng nhanh
được dùng mỗi 4-6 giờ. Dạng giải phóng kéo dài có thời gian tác dụng khoảng 12 giờ.
Ngoài ra còn có dạng tiêm 10 và 50 mg/ml.

+ Nhóm Điều Loét dạ dày-tá tràng :

Loét dạ dày-tá tràng là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Để điều trị
người ta dựa trên cơ sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây bệnh làm bình thường hoá
chức năng của dạ dày, loại trừ các bệnh kèm theo và tăng cường các quá trình tái tạo niêm
mạc.

Các antacid (thuốc chống acid): có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là:
các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat,
trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgit... Nhóm thuốc này trước kia
dùng phổ biến, có ưu điểm là tác dụng nhanh nên thường dùng để cắt các cơn đau và giảm
các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Không nên dùng các thuốc trung hoà quá mạnh và kéo
dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hoá.

Nhược điểm của nhóm này là tác dụng ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), có
nhiều tác dụng phụ và gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp nên
không thuận tiện cho điều trị. Các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, chứa magiê
gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại
này), hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng

29
phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, canxi, magiê dễ tạo phức với một số thuốc, điển
hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh....

là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở nước ta. Để điều trị người ta dựa trên cơ
sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây bệnh làm bình thường hoá chức năng của dạ dày,
loại trừ các bệnh kèm theo và tăng cường các quá trình tái tạo niêm mạc.

Các antacid (thuốc chống acid): có tác dụng trung hoà acid dịch vị. Thường dùng là:
các muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magnesi (hydroxyd, carbonat,
trisilicat) với các sản phẩm như alusi, maalox, gastropulgit... Nhóm thuốc này trước kia
dùng phổ biến, có ưu điểm là tác dụng nhanh nên thường dùng để cắt các cơn đau và giảm
các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Không nên dùng các thuốc trung hoà quá mạnh và kéo
dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hoá.

Nhược điểm của nhóm này là tác dụng ngắn (thường chỉ kéo dài khoảng 3 giờ), có
nhiều tác dụng phụ và gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp nên
không thuận tiện cho điều trị. Các hợp chất chứa nhôm thường gây táo bón, chứa magiê
gây tiêu chảy (vì thế trong điều trị người ta thường dùng chế phẩm phối hợp cả hai loại
này), hợp chất chứa nhôm dùng kéo dài gây xốp xương (do làm giảm hàm lượng
phosphat). Những hợp chất chứa nhôm, canxi, magiê dễ tạo phức với một số thuốc, điển
hình là kháng sinh nhóm cyclin, quinolon, gây cản trở hấp thu kháng sinh....

Các thuốc kháng thụ thể H2-histamin: thường dùng là cimetidin, ranitidin,
famotidin, nizatidin. Các chất này có cấu trúc tương tự histamin nên cạnh tranh với
histamin trên receptor tại tế bào viền của dạ dày và do đó ngăn cản sự tiết HCL. Các tác
dụng không mong muốn của nhóm này là: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo
bón. Khi sử dụng cần chú ý: các thuốc có thể làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến mức độ
và tốc độ hấp thu của các thuốc mà quá trình hấp thu phụ thuộc vào pH của dạ dày như
ketoconazol, griseofulvin...

Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol): Các thuốc hiện
dùng đều thuộc dẫn chất benzinmidazol có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài
tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress).

Do hoạt chất của thuốc kém bền vững trong môi trường acid nên các thuốc ức chế bơm
proton thường được sản xuất dưới dạng viên bao tan trong ruột. Vì vậy khi uống không
được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc, phải nuốt nguyên viên thuốc, uống với một cốc nước to
(khoảng 200ml). Thời gian uống thích hợp là cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng và trước
giờ ngủ buổi tối).

Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét:

30
Thuốc băng ổ loét như alumini sacharose sulffat (sucralfat), khi chất này gặp HCL sẽ tạo
thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét, chống lại tác động của acid, pepsin và mật; kích
thích tiết chất nhày và bicarbonat, kích thích tổng hợp prostaglandin. Cần uống thuốc vào
lúc trước khi ăn 1 giờ (để thuốc kịp bao vết loét trước khi thức ăn vào) và lúc đi ngủ.

Thuốc kích thích tiết chất nhày và bicarbonat như cam thảo (có trong thành phần của
kavet), dimixen, teprenon (selbex), protaglandin E1 (misoprostol, cytotex).... Ngoài tác
dụng kích thích tiết chất nhày và bicarbonate, thuốc còn tăng cường tuần hoàn máu cục bộ,
không ảnh hưởng đến sự tiết dịch vị, không ảnh hưởng đến dược động học và tác dụng điều
trị của các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), nên nó còn có tác dụng dự phòng
loét đường tiêu hoá do sử dụng NSAID. Thời điểm uống thuốc nên uống vào bữa ăn và
trước lúc đi ngủ.

Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylory (HP) bao gồm các loại: kháng sinh
(amoxycilin, tetracyclin, clarythromycin), nhóm imidazol (metronidazol, tinidazol) và các
hợp chất bismuth hữu cơ... Hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào khả năng tuân thủ
điều trị bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân cần uống thuốc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Thuốc bảo vệ niêm mạc là một trong những nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị viêm
loét dạ dày. Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý tới những tương tác bất lợi khi dùng cùng với
các thuốc khác…

+Tác dụng không mong muốn của kháng sinh :


Kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học, tổng hợp hoặc bán tổng hợp mà
ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt (bactericidal) vi
sinh vật một cách đặc hiệu. Việc khám phá và phát triển các kháng sinh đã tạo ra các thế hệ
vũ khí hữu hiệu giúp con người chống lại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, để có hiệu quả,
giảm đề kháng thuốc và tránh được các tác dụng phụ thì kháng sinh phải được sử dụng theo
đúng chỉ định của thầy thuốc. Người sử dụng cần lưu ý đến các tác dụng không mong
muốn và chống chỉ định chính của một số nhóm kháng sinh.
Kháng sinh nhóm phenicol: tác dụng không mong muốn có liên quan đến chống chỉ
định của nhóm phenicol là các tác dụng phụ trên tủy xương và thần kinh.
Trên tủy xương, nhóm phenicol có thể gây suy tủy với biểu hiện: thiếu máu (giảm hồng
cầu lưới, tăng sắt trong huyết tương, ngừng trưởng thành các tiền chất của hồng cầu) khi
dùng liều cao, dài ngày. Tình trạng này có thể phục hồi sau khi ngừng thuốc 1-3 tuần. Tuy
nhiên, thiếu máu bất sản là tai biến nguy hiểm, không phụ thuộc liều lượng, có thể gặp sau
khi ngừng thuốc hàng tuần, hàng tháng.
Trên thần kinh: viêm dây thần kinh thị giác, viêm thần kinh ngoại biên, mê sảng.
Nghiêm trọng hơn là hội chứng xám (nôn, nhịp thở nhanh, căng bụng, tím xanh, phân
xanh, ngủ lịm tiến tới truỵ mạch và tử vong).

31
Trên cơ quan tiêu hóa: buồn nôn, viêm lợi, vị khó chịu, viêm miệng. Tình trạng quá
mẫn (ban đỏ, mày đay, phù mạch, phản vệ...) cũng có thể xảy ra.
Kháng sinh nhóm cyclin: các tác dụng không mong muốn chủ yếu bao gồm:
Với răng: vàng răng vĩnh viễn nếu mẹ dùng nhóm kháng sinh này khi mang thai, hoặc
dùng cho trẻ em dưới 8 tuổi.Trên hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn. Liều cao
gây tổn thương gan kèm theo viêm tuỵ.Trên thận: gây tăng urê máu kèm theo nhiễm acid.
Trên thần kinh: rối loạn tiền đình (chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, đau đầu…).
Kháng sinh nhóm aminoglycosid: tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là
độc tính kép với thính giác và thận. Với thính giác, thường gây rối loạn ốc tiền đình: chóng
mặt, ù tai, mất thăng bằng, đau đầu, rung giật nhãn cầu, mất thính giác không phục hồi.
Với thận: gây tích luỹ mạnh ở vỏ thận, gây suy thận khó chẩn đoán, có khi chỉ biểu hiện
tăng protein niệu, cần đặc biệt chú ý khi dùng cho người cao tuổi.
Trên cơ xương, có tác dụng giãn cơ giống cura, gây liệt mềm, ảnh hưởng tới hô hấp, phải
chú ý khi gây mê. Độc tính này có liên quan đến liều dùng. Do đó, để phòng tránh và hạn
chế các tác dụng không mong muốn cần hạn chế liều dùng hằng ngày, đợt điều trị nên dưới
10 ngày và chỉ dùng khi nhiễm khuẩn nặng. Tránh phối hợp với các thuốc có độc tính với
thận và theo dõi thường xuyên chức năng thận.
Kháng sinh nhóm quinolon: động kinh có thể xảy ra khi điều trị bằng các kháng
sinh nhóm quinolon. Do vậy, nhómkháng sinh này nên được sử dụng một cách thận trọng
trên những bệnh nhân đã có hay đang nghi ngờ có các bệnh lý hệ thần kinh trung ương.
Khi sử dụng trên nhóm bệnh nhân này, các quinolon có thể làm khởi phát động kinh hay hạ
thấp ngưỡng động kinh. Phản ứng ở hệ thần kinh trung ương cũng có thể xảy ra ngay khi
dùng quinolon liều đầu tiên. Điều trị bằng quinolon cũng đôi khi gây trầm cảm hoặc rối
loạn tâm thần có thể tiến triển đến gây hành vi nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Viêm
gân và đứt gân (thường là gân Achille) có thể xảy ra khi điều trị bằng quinolon, đặc biệt
trên bệnh nhân lớn tuổi và những bệnh nhân đang điều trị hoặc trước đó đã điều trị bằng
glucocorticoid. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của đau hay viêm, phải ngừng thuốc ngay
và bất động chi bị ảnh hưởng. Quinolon có thể gây các phản ứng nhạy cảm với ánh sáng.
Do đó, bệnh nhân đang điều trị bằng quinolon nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt
trời hoặc tia cực tím. Nên ngừng điều trị nếu có xuất hiện ban đỏ hay phồng rộp trên da.
Ngay cả khi sử dụng thuốc theo đơn, quinolon vẫn có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản xạ
đến mức làm giảm khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc, đặc biệt là khi có uống
rượu kèm theo. Tác dụng phụ thường thấy trên tiêu hóa do quinolon là: nôn, buồn nôn, đau
thượng vị, cảm giác đè nặng ở dạ dày. Với tổ chức sụn, quinolon ảnh hưởng đến sự phát
triển của sụn tại các khớp chịu lực do đó chống chỉ định cho phụ nữ có thai và trẻ em trong
độ tuổi phát triển (dưới16 tuổi). Với hô hấp, quinolon có thể gây ngừng thở khi tiêm hoặc
truyền tĩnh mạch.
Với các sulfamid: nhóm thuốc này chỉ được dùng hạn chế với các chỉ định điều trị mới.
Tác dụng không mong muốn chủ yếu bao gồm:

32
- Biểu hiện nhạy cảm: xảy ra sau 5-7 ngày (phát ban, ngứa, mày đay, viêm quầng, bọng
nước, bong biểu bì, đau khớp, khó thở dạng hen, viêm cầu thận, viêm kẽ thận).

+Tác dụng của một số nhóm thuốc tăng huyết áp:

Tất cả thuốc điều trị cao huyết áp đều có chung một tác dụng là hạ huyết áp dù
chúng tác động theo những cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, thuốc trị cao
huyết áp có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc trị cao huyết áp không những làm thay đổi chức năng cơ thể mà còn làm ảnh
hưởng đến hệ thống thần kinh, các cơ quan nội tạng, nhất là thận. Tất cả cơ quan trong cơ
thể chúng ta có mối quan hệ nội tại với nhau.

Cho dù một loại thuốc nhân danh tác động lên một cơ quan nào đó cũng có thể gây tác
dụng phụ trên những cơ quan khác của cơ thể. Chẳng hạn một nhóm thuốc dùng phổ biến
trong điều trị cao huyết áp là chẹn beta (beta blockers). Nhóm thuốc này làm giảm bớt khả
năng đập nhanh của tim nên có tác dụng hạ huyết áp, tuy nhiên sử dụng lâu dài sẽ làm giảm
năng lực hoạt động của bệnh nhân.

Một loại thuốc hạ huyết áp nữa là nhóm thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin
(ACE inhibitor - Angiotensin converting enzyme inhibitor). Nhóm thuốc này làm giảm
huyết áp bằng cách làm giảm sự hoạt động của một số chất hóa học trong máu vốn làm
căng thành mạch máu. Một loại thuốc thuộc nhóm này là Lisinopril có tác dụng phụ gây
kích động, ho, choáng váng, mệt mỏi, đôi khi gây tăng nhịp tim hoặc gây ra nhịp tim bất
thường.

Thêm một nhóm thuốc khác trị cao huyết áp là nhóm thuốc ức chế kênh calcium. Loại
thuốc này dùng để giảm nhịp tim, tuy nhiên cũng gây nhức đầu, buồn nôn, táo bón, giữ
nước cơ thể.

Còn đối với nhóm chẹn alpha (alpha blockers) có thể gây nhức đầu, tim đập nhanh, làm
tăng nồng độ cholesterol trong máu, nếu sử dụng lâu có thể gây suy tim. Một nhóm thuốc
khác là thuốc giãn mạch (vasodilators) có tác dụng phụ gây sung huyết mũi, đau ngực, tim
đập nhanh, sử dụng lâu ngày có thể gây tổn hại mô liên kết gây nên bệnh lupus.

*Tóm lại, điều trị cao huyết áp là một công việc vô cùng khó khăn, muốn sử dụng thuốc
một cách an toàn nên gặp bác sĩ thường xuyên để trao đổi về những tác dụng phụ có thể
xảy ra.

+Khi dùng thuốc nhóm corticoid cần chú ý:

- Các loại corticoid có thể xảy ra sự tương tác thuốc khi dùng đồng thời với nhiều loại
thuốc khác. Cần thận trọng khi chỉ định các loại corticoid với các loại thuốc trợ tim

33
glucosides, các thuốc điều trị bệnh tiểu đường, các thuốc chống đông máu loại gián tiếp,
các thuốc ngủ nhóm barbituric, các loại thuốc lợi tiểu, các loại thuốc nhóm salicylat hoặc
các loại kháng sinh điều trị bệnh lao như rifampycin.

- Không dùng các thuốc corticoid ở dạng đơn thuần cho những người bị mắc bệnh loét dạ
dày tá tràng, nhất là đang ở giai đoạn tiến triển, vì có thể gây ra tai biến xuất huyết dạ dày
rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Không nên dùng các loại thuốc này cho những người đang mắc các bệnh nhiễm trùng
tiềm ẩn, các bệnh nhiễm nấm, nhiễm virus, bệnh Herpes (héc pét), Zona (dô-na) có biểu
hiện ở mắt, bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh loãng xương tiến triển, những người có tiền sử mắc
chứng loạn thần, bệnh vẩy nến, bệnh Gout (thống phong), các bệnh viêm gan do các loại vi
rút A, B, C, E.

- Cần rất thận trọng khi dùng cho các phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, trẻ
em đang ở độ tuổi tăng trưởng mạnh (tuổi dậy thì) và cho những đối tượng trước và sau khi
tiêm chủng các loại vaccin phòng bệnh.

- Đối với loại biệt dược kenacort retard (K-cort) chỉ nên dùng khi có sự chỉ định và
theo dõi của bác sĩ. Khi tiêm cần chú ý tiêm thật sâu vào các vùng có bắp thịt lớn như cơ
mông, cơ đùi. Vì đây là loại thuốc chậm tan, có tác dụng giải phóng hoạt chất một cách từ
từ, lại có tác dụng giảm miễn dịch nên dễ gây ra apxe tại nơi tiêm nên phải hết sức chú ý
khâu vô trùng khi tiêm.

Chương 3
BÀN LUẬN
Công tác DLS tại Cơ sở khám chữa bệnh Trường Chinh có triển khai nhưng chưa
thực sự đi sâu chỉ mới bước đầu triển khai một số hoạt động nên chưa đánh giá được hiệu
quả hoạt động
+ Về thuận lợi:
- Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn hoạt động
DLS trong bệnh viện đã giúp cho người DS làm công tác DLS được hiểu rõ hơn vị trí, chức
năng và nhiệm vụ của người DLS.
- Ban Giám đốc, HĐT&ĐT bệnh viện quan tâm, chỉ đạo cử cán bộ đi đào tạo kiến
thức chuyên sâu về DLS ở tuyến trên.
- Một số Bác sỹ đã có thái độ hợp tác tích cực với bộ phận DLS.
+ Bên cạnh đó công tác DLS còn gặp không ít khó khăn:

34
- Cơ sở còn thiếu nhiều về nhân lực , chưa được tham gia nhiều các buổi hội thảo do
ngành tổ chức, kinh nghiệm của các DSLS chưa nhiều.
- Chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị ( máy vi tính, cài đặt các phần mềm về
tương tác thuốc, phòng làm việc) cần thiết cho riêng bộ phận DLS.
3.1. Hoạt động của HĐT&ĐT
- Mặc dù bệnh viện đã ban hành quyết định thành lập HĐT&ĐT ngay sau khi Thông
tư 21/2013/TT-BYT ra đời và Quyết định thành lập các tiểu ban của HĐT & ĐT nhưng
hầu như các tiểu ban chưa hoạt động thường xuyên.
- Về cơ cấu tổ chức HĐT &ĐT:
Theo khuyến cáo của WHO: HĐT&ĐT bao gồm các thành viên đại diện các khoa
lâm sàng, khoa Dược, điều dưỡng, vi sinh, Phòng kế hoạch tổng hợp và đại diện lãnh đạo
BV.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT,, Chủ tịch HĐT&ĐT
là GĐBV hoặc Phó giám đốc phụ trách chuyên môn; Trưởng khoa Dược là phó chủ tịch,
ủy viên thường trực của HĐT&ĐT, là đầu mối triển khai các hoạt động của HĐT&ĐT, là
người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp HĐT&ĐT.
3.2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược
- Về cơ bản, công tác bảo quản thuốc ở bệnh viện tuân theo thông tư 22/2011/TT-
BYT Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược của Cơ sở.
Hệ thống kho, buồng cấp phát được bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và
cấp phát theo yêu cầu của thực hành tốt phân phối thuốc. Điều kiện của kho thuốc đảm bảo
về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng
chống cháy, nổ. Việc bảo quản thuốc ở kho thuốc của bệnh viện tuân theo các quy định về
bảo quản.
- Việc quản lý thuốc kê đơn, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần tại BV được thực
hiện nghiêm túc, chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy chế quản lý thuốc kê đơn, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần do Bộ Y tế đề ra.
3.3. Công tác TTT tại Cơ sở:

35
Hoạt động TTT tại Cơ sở khám chữa bệnh 255 Trường Chinh về cơ bản tuân theo
quy chế dược BV. Với những hình thức thu thập, lưu trữ và xử lý TTT đã góp phần làm
cho việc dùng thuốc tại cơ sở đi vào đúng quy trình, đáp ứng nhu cầu của thầy thuốc và
bệnh nhân về việc dùng thuốc, đem lại hiệu quả to lớn trong các phác đồ điều trị, giúp việc
sử dụng thuốc được tốt hơn.
Nhân lực hoạt động cho lĩnh vực thông tin thuốc là dược sĩ, có đủ trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên các dược sĩ còn kiêm nhiệm nhiều việc khác của khoa như công
tác thống kê, theo dõi kê đơn ngoại trú , điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
thông tin.
Nguồn tài liệu tham khảo hiện có mới chỉ là những tài liệu sách thông thường, chưa
có những tài liệu chuyên sâu và những phần mềm tra cứu có giá trị.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào TTT khiến cho việc tra cứu thông tin của
người dược sĩ nhanh chóng, cập nhật và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc phổ biến các thông
tin này đến bác sĩ, điều dưỡng còn hạn chế. Trong các buổi giao ban viện hầu như thông tin
không được phổ biến, chủ yếu là thông tin bằng văn bản gửi xuống các khoa phòng.
Đơn vị thông tin thuốc chưa lập được trang web riêng, nên việc thông tin còn chậm.
Với thông tin đầu ra ,hình thức trả lời chủ yếu là trả lời qua điện thoại.
Việc trả lời bằng văn bản có thực hiện nhưng còn rất hạn chế. Thông tin dài dòng thì
nhân viên y tế lại không đọc.
Bác sĩ không tham gia vào thông tin thuốc, phần lớn các thông tin từ khoa dược gửi
đến hầu hết các Bác sĩ chê trách, xem những thông tin này có trên mạng internet cần gì
phải thông tin.
- Bên cạnh những thuận lợi về cơ sở pháp lý cho hoạt động TTT đã được các cơ
quan chức năng ban hành, đơn vị TTT trong khoa Dược cần phải được trang bị thêm tài
liệu chuyên Ngành, khoa dược phải có góc thông tin, thông tin đến người bệnh còn hạn chế
(phòng làm việc, kinh phí mua sách báo chuyên ngành còn hạn hẹp).

3.4. Hoạt động theo dõi, đánh giá và báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR)

36
- Số lượng báo cáo ADR qua các năm còn ít, có nhiều trường hợp ADR xãy ra tại
khoa lâm sàng được Bác sĩ bỏ qua, không muốn thông báo cho DS biết.
- Chất lượng báo cáo trong đa số trường hợp được đảm bảo (điền đầy đủ thông tin,
chi tiết). Những năm sau này có thư cảm ơn và sự phản hồi của Trung tâm DI & ADR quốc
gia về đánh giá của báo cáo cho từng trường hợp cụ thể.
Vì vậy, cán bộ tại khoa Dược nói riêng và cán bộ tại cơ sở nói chung cần được tập
huấn nhiều hơn về tầm quan trọng của CGD cũng như hướng dẫn cách thức báo cáo một
trường hợp ADR cụ thể.
3.5. Công tác giám sát đơn thuốc ngoại trú và bình luận Bệnh án:
-Việc giám sát sử dụng thuốc cho đơn thuốc ngoại trú được triển khai thường xuyên
và liên tục. Chấn chỉnh được việc kê đơn của Y, Bác sĩ nhất là các đơn thuốc kê không phù
hợp với chẩn đoán, cho thuốc cùng nhóm, một số chống chỉ định, dùng thuốc quá liều qui
định, chưa đúng phác đồ điều trị chuẩn của Bộ y tế.
Những năm qua đơn vị đã thực hiện được nhiều lần sinh hoạt chuyên môn, chủ yếu
là dược lâm sàng tuy nhiên hoạt động này không được thường xuyên, phần lớn Bác sĩ rất
ngại cho sự chấn chỉnh trong kê đơn.
- Hoạt động bình bệnh án của người DS ở tại cơ sở khám chữa bệnh 255 Trường
Chinh diễn ra thường xuyên , qua đó cùng thống nhất với y, BS trong điều trị đảm bảo khi
sử dụng thuốc cho bệnh nhân hiệu quả, an toàn, hợp lý và kinh tế.
3.6.Giải pháp:
Tại các buổi sinh hoạt chuyên môn, DLS trình bày các chuyên đề như:
Năm 2009 có chuyên đề về kháng sinh, năm 2013 có 2 chuyên đề về thuốc điều trị
ĐTĐ, nhu cầu sử dụng vitamin, tương tác thuốc; năm 2014 khoa dược có 2 đề tài nghiên
cứu khoa học về phân tích tình hình sử dụng thuốc kháng sinh, năm 2015 phối hợp với Ban
BVCSSKCB tỉnh tổ chức Hội thảo chuyên đề về điều trị bệnh THA .
- Đơn ngoại trú chấn chỉnh từng ngày, gặp trực tiếp Bác sĩ kê đơn để trao đổi.
- Bệnh án tại các khoa trao đổi với Bác sĩ điều trị, Bác sĩ trưởng khoa
- Thông tin một số vấn đề về sử dụng thuốc gửi đến các khoa lâm sàng

37
Chương 4
KẾT LUẬN
Cơ sở khám chữa bệnh 255 Trường Chinh đã triển khai công tác DLS theo hướng
dẫn của thông tư số 31/2012/TT-BYT. Các DS của khoa dược đã thực hiện được một số
công việc theo chỉ đạo của HĐT&ĐT bao gồm:
+ Các hoạt động của khoa Dược và các khoa lâm sàng tại cơ sở đều thực hiện tốt
theo các quy chế chuyên môn dược.
+ Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại cơ sở chỉ mới triển khai tại các phòng khám
điều trị ngoại trú, bước đầu cũng đã có những kết quả nhất định như hạn chế các sai
sót trong kê đơn chỉ định thuốc cho bệnh nhân, tư vấn cách sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả và kinh tế, nhất là với những bệnh nhân bị bệnh mạn tính(THA, ĐTĐ...)
+ Việc áp dụng công nghệ thông tin tại cơ sở đã giúp cho công tác quản lý, thống kê,
báo cáo được nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như chưa cài đặt
phần mềm tương tác thuốc, mạng nội bộ...
DLS là hoạt động dược tập trung trên người bệnh nhằm đảm bảo dùng thuốc an toàn,
hợp lý, hiệu quả và cả về kinh tế. Muốn làm điều này, DSLS phải dùng các kiến thức cơ
bản chung về chuyên môn dược và nhiều chuyên khoa và các kỹ năng giao tiếp với nhân
viên y tế, với người bệnh. Chính vì vậy, người DSLS cần phải có trình độ chuyên môn cơ
bản, phải tự trau dồi nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cả về lĩnh vực y và
dược. Bên cạnh đó, cần có sự thay đổi nhận thức về công tác DLS của ban lãnh đạo bệnh
viện cũng như tất cả cán bộ y tế trong bệnh viện, để có sự hợp tác tốt đưa công tác dược
lâm sàng trong bệnh viện hoàn thiện và phát triển
Kiến nghị
Để công tác DLS tại hệ thống BV được phát huy đúng chức năng, nhiệm vụ góp phần tích
cực vào việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế. Bộ Y tế cần có những văn
bản pháp quy chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể để các BV thực hiện. Đồng thời công tác đào tạo
về kiến thức DLS cần được mở rộng như đào tạo liên tục cho DSLS.
Ban GĐ cơ sở cần quan tâm hơn nữa đến công tác DLS, tạo điều kiện về cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho cán bộ làm công tác DLS.

38
- Tạo điều kiện cho các DS tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn,
kỹ năng, kinh nghiệm về DLS( Tham gia Hội nghị, Hội thảo…) để DS cập nhật kiến thức
chuyên môn để thuận lợi khi trao đổi thông tin cùng Bác sĩ.
- Cần có cán bộ chuyên trách DLS.
- Các tiêu chí DLS phải được đưa vào nội dung kiểm tra, thi đua như giám sát sử
dụng thuốc, số lần bình bệnh án, bình đơn thuốc, công khai thuốc cho người bệnh, hướng
dẫn dùng thuốc cho BS, điều dưỡng và bệnh nhân, báo cáo ADR...
- HĐT&ĐT cần thống nhất các quy định và quy trình sử dụng thuốc thông qua các
cuộc họp và các quyết định của HĐT&ĐT cần được thể chế hóa dưới dạng văn bản, gửi tới
các thành viên và cá nhân có liên quan để thực hiện./.

39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

1. Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Dược lâm sàng,
NXB Y học.
2. Bộ Y tế (2011), “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”,
Thông tư 23/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế.
3. Bộ Y tế (2011), “Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện”, Thông
tư 22/2011/TT-BYT, ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế.
4. Bộ Y tế (2012) “Thông tư 31/2012/TT-BYT Hướng dẫn hoạt động dược lâm Bộ Y
tế”,
5. Bộ Y tế (2013), “Ban hành Hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của
thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh”, Quyết định 1088/QĐ-BYT, ngày
04/4/2013 của Bộ trưởng Bộ y tế.
6. Bộ Y tế (2013), “Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị
trong bệnh viện”, Thông tư 21/2013/TT-BYT, ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ y
tế.
7. Bộ Y tế (2014), “Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc”, Thông tư 19/2014/TT-BYT, ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng
Bộ y tế.
8. Bộ Y tế (2015), “Ban hành Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác dược”, Quyết định
2111/QĐ-BYT, ngày 01/6/2015 của Bộ trưởng Bộ y tế.
9. Bộ Y tế (2016), “Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”, Thông tư
05/2016/TT-BYT, ngày 29/02/2016 của Bộ trưởng Bộ y tế.
10.Nguyễn Thị Song Hà, Hà Văn Thuý và Dương Ngọc Ngà (2013), “Phân tích một số
hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2011”, Tạp chí
Dược học. 52(7).
TRANG WEB

11. http://suckhoedoisong.vn/
12. Website Cổng thông tin điện tử Bộ y tế, Tại cơ sở khám chữa bệnh: Tăng cường sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, ngày truy cập 18/05/2016
http://moh.gov.vn:8086/

40
13. Bộ Y tế (2014), Chăm sóc Dược, NXB Y học.
14. Bộ Y tế (2006), Dược lâm sàng, NXB Y học.
15. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn quốc gia về cảnh giác dược.
16. Bộ Y tế (2014), Quyết định 68/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược
Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
17.Lê Bá Hải (2014), Dược lâm sàng tại bệnh viện Việt Nam: Khảo sát về những dịch vụ đang được
triển khai của Dược lâm sàng và cơ hội phát triển.

41
42
43

Anda mungkin juga menyukai