Anda di halaman 1dari 10

SỞ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO HÀ NAM

Trường THPT A Duy Tiên

CHUYÊN ĐỀ

ỨNG DỤNG INFORGRAPHIC TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Như Quỳnh

Nhóm: Tiếng anh

Tháng 2- năm học 2017-2018

A. Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài:

Hầu hết chúng ta đều nhìn nhận được tầm quan trọng của môn Tiếng anh trong
trường học cũng như trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên ngoại ngữ
nói chung và tiếng anh nói riêng luôn là một môn học không hề dễ dàng đối với học
sinh, cụ thể là học sinh THPT của tỉnh ta (tỉnh Hà Nam). Chúng ta chưa có điều kiện
tốt nhất để học tập, thiếu cơ hội thực hành, thiếu các tình huống gây hứng thú trong
học tập và khắc ghi kiến thức để nhớ lâu. Hiện nay chúng ta đang triển khai và thực
hiện thay đổi chương trình học cũng như những đổi mới về phương pháp dạy và học,
đặc biệt là sự tăng cường và hỗ trợ về công nghệ thông tin. Điều này đã phần nào cải
thiện được chất lượng bộ môn. Tuy nhiên chương trình mới mà chúng ta sắp thực
hiện đại trà khá nặng về mặt từ vựng, cấu trúc, chủ đề mới,...mang tính học thuật và
chặt chẽ hơn. Là một giáo viên, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để các em có thể
thích và hứng thú với việc học tiếng anh, làm thế nào để các em nhớ được nghĩa,
cách sử dụng khác nhau của các cụm từ, không viết sai, hiểu sai câu. Trên thực tế có
nhiều cách để truyền tải thông tin và nội dung kiến thức đến các em học sinh ( phụ
thuộc vào đối tượng học cũng như cách tiếp cận của người dạy). Song theo phương
pháp dạy học tích cực hiện nay và dựa trên phương thức hoạt động của não bộ, việc
sử dụng hình ảnh, trò chơi cũng như các hoạt động dự án mang tính chủ động vẫn là
cách hữu hiệu nhất giúp học sinh ghi nhớ hiệu quả và lâu dài.

Xuất phát từ thực trạng dạy và học ở trường THPT A Duy Tiên, cũng như dựa trên
những nhu cầu thực tế của người học và khả năng của bản thân, tôi đưa ra sáng kiến
kinh nghiệm về việc khai thác và sử dụng inforgraphic nhằm giúp khắc phục những
tồn tại và nâng cao hiệu quả trong việc học tiếng anh.

II. Phương pháp nghiên cứu

Tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu của
các chuyên gia trong và ngoài nước về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, kết hợp
dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu kết quả học tập của học sinh nhằm rút ra
phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả nhất cho các em. Sáng kiến cũng được dựa
trên một số nghiên cứu về não bộ, phương thức ghi nhớ hiệu quả và ghi nhớ lâu dài.

III. Cơ sở thực tiễn

Qua thực tế giảng dạy và kiểm tra ở lớp 10, 11 tôi nhận thấy học sinh hay gặp phải
một số vấn đề trong việc ghi nhớ kiến thức ngữ pháp cũng như từ vựng tiếng anh
như: không biết cách ghi chép khoa học, chép chỉ để chép chứ không nhớ được
nhiều, kiến thức được viết tràn lan, không có logic khiến khó cô đọng hay thiếu các
yếu tố giúp hỗ trợ ghi nhớ như hình ảnh, bảng biểu. Vì vậy vai trò của giáo viên ở
đây là giúp các em thấy hứng thú với việc ghi nhớ các chủ đề, từ vựng, ngữ pháp và
đặc biệt là giúp các em rèn các kĩ năng ghi chép thông tin, nắm bắt kiến thức thông
qua sự logic, ấn tượng được trình bày trong các inforgraphic.

B. Nội dung

*Khái niệm inforgraphic:

Infographic hay còn gọi là thiết kế đồ họa thông tin là dạng thức thể hiện các thông
tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng hình ảnh trực quan. Những thiết kế này cung cấp
những thông tin phức tạp qua thiết kế dưới dạng ngắn gọn, rõ ràng bằng ký hiệu,
biểu tượng, bản đồ, các bài viết kỹ thuật. Với thông tin dạng đồ họa, các nhà khoa
học, nhà toán học, những người làm công tác thống kê có thể truyền đạt các ý tưởng,
khái niệm một cách rõ ràng, hiệu quả và đầy đủ. Những năm gần đây, Infographic
thật sự trở thành tâm điểm chú ý như một cách để truyền những ý tưởng và thông tin
phức tạp. Chúng ta không thể cưỡng lại, khi thấy liên kết với một infographic, hầu
hết chúng ta đều phải xem.

Thông tin về loài ếch được thể hiện dưới dạng inforgraphic

Các giải pháp trong việc thiết kế và sử dụng inforgraphic:

Dựa trên đặc điểm đó của inforgraphic, tôi cho rằng giáo viên có thể áp dụng trong
việc thể hiện kiến thức tiếng anh một cách sinh động hơn, cuốn hút hơn, và giúp các
em học sinh dễ dàng ghi nhớ hơn. Trên thực tế, rất nhiều loại kiến thức được trình
bày lại theo dạng này hoặc dạng bản đồ ghi nhớ (mindmap), tuy nhiên việc thiết kế
một inforgraphic hiệu quả thì không nhiều giáo viên có thời gian đầu tư. Một giáo
viên thì khó có thể hoàn thành được toàn bộ kiến thức sách giáo khoa hay những
mảng từ vựng nào đó về dạng inforgraphic cho các em học sinh dễ nhớ.Vì vậy có
một số giải pháp tôi đưa ra để giải quyết vấn đề này.

Thứ nhất, giáo viên có thể hợp tác, thảo luận cùng đồng nghiệp, phân chia làm những
mảng kiến thức khác nhau, sau đó trao đổi. Nếu cả nhóm giáo viên cùng làm việc,
chúng ta sẽ có tập hợp những inforgraphic về nhiều mảng kiến thức, từ vựng. Đặc
biệt là vào kì nghỉ hè, giáo viên có thể dành vài giời mỗi tuần để vừa cải thiện kĩ
năng công nghệ cũng như chuẩn bị trước những inforgraphic dùng trong năm học.
Ngoài việc sử dụng powerpoint để tạo inforgrphic, trên internet còn có rất nhiều
công cụ hỗ trợ giáo viên trong việc thiết kế các bài giảng. Ở đây tôi muốn gợi ý một
số công cụ hay như: Haiku deck-phần mềm tương đối giống powerpoint, Emaze-
phần mềm thể hiện bài giảng có những mẫu hiển thị dạng 3D, Bunk- phần mềm cho
phép trình chiếu bất kì nội dung online nào, phần mềm Powtoon và Moovly giúp tạo
ra những bài giảng đầy sức sống, với nền chữ và nền nhạc.

Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn các học sinh cách thiết kế một inforgraphic,
yêu cầu các em tự tổng hợp, phân tích kiến thức và làm nhóm. Mỗi nhóm làm sẽ có
sản phẩm là một inforgraphic cụ thể về một mảng kiến thức. Điều này vừa giúp giáo
viên tiết kiệm thời gian, công sức, vừa khuyến khích các em sử dụng công nghệ
trong học tập, cũng như dễ dàng ghi nhớ những điều đã thực hành. Nếu giáo viên
chia đều cho các lớp thì sau mỗi unit, chúng ta sẽ có những inforgraphic về những
nội dung cụ thể, được trình bày dễ hiểu và gọn gàng.

I.Các bước tiến hành làm một inforgraphic


Để thiết kế Infographic, bạn có thể sử dụng các phần mềm đồ họa phổ biến hiện nay
như Photoshop, Illustrator, After Effects, hoặc Inkscape, CorelDraw… hoặc các
trang hỗ trợ thiết kế Infographic online. Tuy nhiên chúng ta thường theo các bước
sau:

1. Xác định chủ đề và tạo tâm điểm kiến thức:

Giáo viên có thể lọc những kiến thức trọng tâm khó nhớ để tiến hành thiết kế dưới
dạng inforgraphic, không nên lấy tất cả những thông tin phụ, gây nhiễu, cần tạo tâm
điểm. Infographic thường xuyên bị biến thành những đồ họa và văn bản hỗn
loạn..Một cách tạo bố cục hợp lý là thiết kế hình ảnh trung tâm có liên kết chặt chẽ
với Theme hoặc thông điệp.

Inforgraphic biểu thị các loại tiệc khác nhau

Như chúng ta có thể thấy, hình tròn ở giữa “parties” ở đây không chỉ là hình ảnh hấp
dẫn duy nhất, nó còn hiện diện trên toàn không gian. Nó thu hút sự chú ý và giúp ta
dễ dàng hiểu được các thông tin liên quan. Một khi các đồ họa chính đã thu hút sự
chú ý của bạn, bạn có thể chuyển sự chú ý của bạn vào phần thông tin xung quanh,
đồ họa và text.
Hãy nhớ rằng giống như bất kỳ thiết kế nào, infographic cần một mục tiêu cơ bản để
hoàn thành. Thông thường, nhiệm vụ của một infographic là biến những thông tin
phức tạp trở nên dễ hiểu hơn thông qua đồ họa. Vì vậy, mục tiêu của ta là tạo một
cái gì đó càng dễ hiểu càng tốt.

Không cần tất cả những thông tin chi tiết, nhưng dữ liệu tổng thể cần được hệ thống
một cách dễ hiểu. Nếu chúng ta không giữ vững mục tiêu này, thiết kế dễ dàng mắc
lỗi. Kết quả là một thiết kế với phần nội dung thô được cải tiến nhưng các dữ liệu
trình bày không thật sự cách hấp dẫn và dễ hiểu.

II.Thu thập thông tin và thiết kế

Infographic không chỉ quan trọng trong việc đại diện cho các dữ liệu mà còn quan
trọng khi so sánh dữ liệu. Chúng ta có thể sử dụng các bảng biểu (lập trên
powerpoint) để so sánh thông tin dễ hiểu hơn. Ngoài ra phép ẩn dụ khá hữu hiệu
trong việc thể hiện thông tin. Cố gắng sử dụng các hình ảnh mang tính so sánh, có
mối liên hệ, càng trực quan càng tốt. Tùy mỗi người sẽ có cách sắp xếp, bố cục bài
khác nhau. Tuy nhiên ta chỉ nên sử dụng từ khóa và hình ảnh, như vậy mới giúp
thông tin vào đầu một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số inforgraphic tôi đã làm để phục vụ cho tiết dạy của mình:
a. Kết quả cụ thể:
Sau khi áp dụng inforgraphic kết hợp các kĩ thuật dạy, và các phương pháp đánh giá
kiểm tra, kết quả và chất lượng học từ vựng, ngữ pháp của học sinh được cải thiện
một cách đáng kể. Các em có hứng thú hơn so với phương pháp dạy và học cũ.

Hầu hết các học sinh có thể nhớ hết các từ vựng ngay trên lớp, kết hợp hướng dẫn
ôn tập về nhà thì lượng từ vựng các em nắm được tăng đáng kể so với phương pháp
cũ.

Bên cạnh hiệu quả về lượng kiến thức các em nắm được, sáng kiến đã giúp các em
có thêm nhiều kĩ năng khác cũng như tăng sự hứng thú trong môn tiếng anh. Nhiều
em đã không còn sợ học tiếng anh hay đặc biệt là phrasal verbs, các em đã coi việc
học từ vựng như một niềm vui, là cơ hội để các em sáng tạo và củng cố kiến thức.
Nhiều em học sinh sau khi được hỏi đã nói rằng các em thấy thích thú với phương
pháp học và dạy từ vựng có nhiều tranh ảnh, ví dụ cụ thể, dễ nhớ.

Phương pháp và kĩ thuật dạy học có sử dụng inforgraphic không những tăng sự hứng
thú học tập mà còn đáp ứng nhiều đối tượng học khác nhau dựa trên sự đa dạng về
hoạt động, trò chơi. Mỗi học sinh đều có thế mạnh của mình, và với phương pháp
này , hầu hết tất cả học sinh để có cơ hội thể hiện điểm mạnh cũng như khả năng của
mình. Chính nội động lực đó đã giúp các em có sự tự tin vào bản thân.

-Bên cạnh những điểm mạnh, việc thiết kế và sử dụng inforgraphic vẫn còn một số
hạn chế cần khắc phục. Cụ thể, trong các lớp dạy còn có lớp học yếu và lớp học tốt.
Việc áp dụng phương pháp cho các lớp cần có sự phân biệt rõ ràng hơn, phù hợp
hơn với từng đối tượng học. Bên cạnh đó, sáng kiến vẫn chưa thực sự đột phá, đem
lại kết quả đáng ghi nhận cho việc học và dạy tiếng anh. Giáo viên cần nghiên cứu
nhiều tài liệu giảng dạy, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp lâu năm
để đưa ra những chuyên đề hay và hiệu quả cao hơn nữa.
C. Kết luận

Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về việc sử dụng inforgraphic trong việc học tiếng
anh. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và quá trình quan sát, học hỏi, tôi mạnh dạn trình
bày ý kiến với mong muốn được đồng nghiệp góp ý bổ sung, giúp tôi vững vàng hơn
về kiến thức cũng như kĩ năng truyền đạt cho học sinh. Tôi thiết nghĩ những đổi mới,
nghiên cứu của giáo viên về phương pháp là một bước hiệu quả góp phần nâng cao
và cải thiện chất lượng dạy và học.

Anda mungkin juga menyukai