Anda di halaman 1dari 14

Lời khai của cựu luật sư khiến Trump rời hội

nghị Mỹ - Triều sớm


Phiên điều trần Cohen trùng thời điểm diễn ra hội nghị Mỹ - Triều lần hai bị cho là nhằm làm
mất uy tín của Trump trên toàn thế giới.

Người Mỹ bị phân tâm giữa điều trần Cohen và hội nghị Trump - Kim / Trump nói vụ điều
trần cựu luật sư khiến ông sớm rời hội nghị với Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và cựu luật sư Michael Cohen. Ảnh:
AFP.

Vào ngày diễn ra phiên họp chính thức của hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội ngày 28/2, ở bên kia bán cầu, Ủy
ban Giám sát Hạ viện do đảng Dân chủ dẫn đầu tiến hành phiên điều trần công khai đối với
Michael Cohen, cựu luật sư của Trump.

Trong phiên điều trần kéo dài 7 giờ, Cohen trở thành nhân chứng cấp cao nhất chống lại một
tổng thống đương nhiệm kể từ khi cựu cố vấn Nhà Trắng John Dean đứng ra chống lại tổng
thống Richard Nixon, theo Politico.

"Tôi cảm thấy xấu hổ vì tôi biết rõ Trump là người thế nào. Ông ấy là một người phân biệt chủng
tộc, bịp bợm và dối trá", Cohen phát biểu mở đầu buổi điều trần, đồng thời xin lỗi các nghị sĩ vì
đã nói dối họ trong phiên điều trần trước đó.

Điều quan trọng nhất đối với các nhà phê bình Tổng thống là Cohen đã chuyển cho quốc hội tài
liệu cho thấy giá trị tài sản cá nhân của Trump cùng các khoản bồi hoàn và bằng chứng có thể đe
dọa Tổng thống. Một trong số các tài liệu với tiêu đề "Tóm tắt giá trị tài sản ròng của Donald J.
Trump tính đến ngày 31/3/2013" cho thấy Trump sở hữu tài sản ròng khoảng 8,6 tỷ USD.

Cohen cũng cung cấp cho ủy ban các bản sao của tấm séc trị giá 35.000 USD được Trump ký từ
một tài khoản ngân hàng cá nhân của ông vào thời điểm năm 2017 sau khi ông nhậm chức, như
một phần trong khoản bồi hoàn 130.000 USD mà Cohen đã chi để đổi lấy sự im lặng của sao
khiêu dâm Stormy Daniels, người tuyên bố từng ngoại tình với Trump.

Cohen nói với các luật sư rằng tài liệu ông cung cấp cho ủy ban Hạ viện chứng minh Trump có
hành vi bất hợp pháp và đã vẽ ra bức tranh sai lệch về tài sản cá nhân để được đảm bảo các
khoản vay từ Deutsche Bank và có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí
Forbes bình chọn.

"Theo những gì tôi biết thì Trump đã thổi phồng tài sản cá nhân của mình nhằm được vào danh
sách những người giàu nhất thế giới của Forbes rồi lại hạ xuống để được giảm thuế bất động
sản", Cohen khẳng định, nói thêm rằng mọi việc được thực hiện theo chỉ đạo của Trump.

Cohen, người dự kiến tường trình vào tháng 5 sau khi nhận tội nói dối quốc hội và các sai phạm
tài chính liên quan đến các khoản thanh toán hồi tháng 12 năm ngoái, bày tỏ sự hối hận vì đã làm
việc hơn một thập niên cho Trump. Cựu luật sư cũng cảnh báo những người đảng Cộng hòa đang
tiếp tục bảo vệ Trump có thể có kết cục như ông.

Cohen nói với các luật sư rằng Trump trực tiếp ra lệnh cho ông nói dối mọi người, kể cả Đệ nhất
phu nhân Melania Trump, về việc Tổng thống không biết các khoản thanh toán. Tổng thống
nhiều lần khẳng định ông không biết việc chi trả cho Daniels.

Cohen cáo buộc con trai lớn của Tổng thống là Donald Trump Jr. và giám đốc tài chính lâu năm
của Trump Organization Allen Weisselberg đã ký séc hoàn trả cho ông các khoản thanh toán.
Cựu luật sư khẳng định đã thông báo cho Trump Jr. và Ivanka Trump, con gái lớn của Tổng
thống Mỹ, về quá trình nỗ lực của Trump Organization để xây dựng Tháp Trump ở Moskva.
Cohen nhận tội nói dối quốc hội về thời điểm thỏa thuận Tháp Trump ở Moskva và nói rằng ông
đã lừa dối các nhà lập pháp để bảo vệ Trump tránh vướng thêm rắc rối pháp lý.

Ban đầu, đảng Dân chủ nói rằng lời khai của Cohen sẽ không đề cập đến các chủ đề thuộc phạm
vi điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller cũng như cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu
cử tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, trong phát biểu mở đầu, Cohen đã thảo luận về các cuộc
điều tra liên bang.
Cohen (cà vạt xanh) tại phiên điều trần trước Ủy ban Giám sát Hạ viện hôm
27/2. Ảnh: AFP.

Cohen nói rằng ông biết các hành vi phạm tội khác của Tổng thống nhưng không thể thảo luận vì
cuộc điều tra liên bang đang diễn ra, cho thấy các công tố viên ở quận Nam New York vẫn điều
tra Trump.

Cựu luật sư khẳng định duy trì "liên lạc thường xuyên" với các công tố viên liên bang ở New
York về các cuộc điều tra đang diễn ra, bao gồm các cuộc diều tra đối với Trump. Cohen cũng
cho biết văn phòng công tố viên Mỹ đã hướng dẫn ông không trả lời những câu hỏi về những gì
đã thảo luận trong lần cuối ông liên lạc với Tổng thống hoặc những người đại diện Tổng thống.

Trong một tiết lộ, Cohen đưa ra lời khai mâu thuẫn với lời khai bằng văn bản của Tổng thống
vào năm ngoái với công tố viên đặc biệt bằng cách kể lại cuộc trò chuyện giữa người bạn lâu
năm của Trump là Roger Stone với Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, tại Tháp Trump
tháng 7/2016.

Trong cuộc gọi đó, Assange đã nói với Stone rằng trong vòng vài ngày tới, sẽ có lượng lớn email
được tiết lộ có thể hủy hoại chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, đối thủ của Trump trong
chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.

"Trump trả lời bằng cách tuyên bố "như thế chẳng phải tuyệt lắm sao", Cohen khai. Trong một
thông báo, WikiLeaks cho biết Assange chưa bao giờ gọi điện thoại cho Roger Stone. Trong
email gửi tới Politico, Stone đã bác bỏ lời khai có liên quan đến ông. "Tuyên bố của Cohen hoàn
toàn không đúng sự thật", Stone viết. Stone tháng trước bị truy tố trong cuộc điều tra của Mueller
vì đã nói dối quốc hội và cản trở cuộc điều tra về Nga của các nhà lập pháp.

Đảng Dân chủ xem xét kỹ lưỡng những tuyên bố của Cohen về cuộc trò chuyện của Trump với
Stone. Nghị sĩ Debbie Wasserman Schultz ở Florida, chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ
vào thời điểm WikiLeaks công bố email bị rò rỉ từ chiến dịch tranh cử của Clinton, đã hỏi Cohen
về vai trò của Stone với tư cách là bạn tâm giao lâu năm và cố vấn cho chiến dịch tranh cử của
Trump.

"Ông ấy thường xuyên liên lạc với Trump và Trump rất vui khi nhận những cuộc gọi", Cohen
nói, nhấn mạnh thêm rằng mong muốn giành chiến thắng của Trump khiến ông làm việc với bất
cứ ai.

Cohen cũng cung cấp những chi tiết mới về việc Trump biết rõ cuộc gặp ở Tháp Trump vào
tháng 6/2016 liên quan đến luật sư Nga Natalia Veselnitskaya, người đề nghị cung cấp bằng
chứng bất lợi liên quan đến Clinton, với Trump Jr. và quan chức cấp cao khác của chiến dịch
tranh cử. Cohen nói con trai của Tổng thống bước vào phòng và đi về phía sau bàn làm việc của
cha, thì thầm "cuộc họp đã được sắp xếp xong".

"Tôi nhớ Trump nói 'được thôi, tốt, hãy nói cho bố biết", Cohen khai, lưu ý Trump từng nói rằng
con trai ông sẽ không bao giờ tự ý sắp xếp bất kỳ cuộc họp nào mà không hỏi ý kiến cha.

Tuy nhiên, Cohen cũng thừa nhận ông không có bằng chứng trực tiếp về sự thông đồng giữa
Trump hay chiến dịch tranh cử của ông với Nga.

Một luật sư của Trump không lập tức trả lời yêu cầu bình luận. Người phát ngôn của Mueller từ
chối bình luận khi được hỏi về lời khai của Cohen. Người phát ngôn cho văn phòng công tố viên
Mỹ ở quận Nam New York, nơi Cohen thỏa thuận nhận tội, cũng từ chối bình luận.

Chiến dịch tranh cử năm 2020 của Trump ra thông báo gọi Cohen là "kẻ phạm tội ác, một luật sư
không có nguyên tắc và một kẻ khai man bị kết án".

Trong phiên điều trần, các nghị sĩ đảng Cộng hòa mô tả Cohen là một nhân chứng không đáng
tin, người tìm cách thăng tiến hơn là bảo vệ Tổng thống. Nghị sĩ Jim Jordan cho rằng Cohen
đang tự cho mình là người làm việc cho Nhà Trắng, trong khi nghị sĩ Paul Gosar gọi Cohen là
"kẻ nói dối bệnh hoạn".

Một nghị sĩ đảng Cộng hòa ở bang Bắc Carolina hỏi Cohen rằng liệu ông có cam kết không theo
đuổi một hợp đồng sách hay phim ảnh, làm việc cho một mạng lưới truyền hình hay chạy đua
vào cơ quan chính trị. Cohen trả lời rằng ông sẽ không cam kết như vậy.

Đảng Cộng hòa cũng cho rằng việc Cohen xuất hiện tại phiên điều trần có thể nhằm được giảm
án tù. Cohen phản bác quan điểm này. "Tôi ước gì được như thế nhưng đó không phải sự thật",
cựu luật sư của Tổng thống cho hay.

Trang American Thinhker cho rằng phiên điều trần kéo dài thế này là chưa từng có tiền lệ. "Chưa
bao giờ có cảnh tượng nào hỗn độn hơn, xuyên tạc hơn và thậm chí hèn hạ hơn", American
Thinhker nhận định.

Theo trang này, trong khi Tổng thống Mỹ đang ở Việt Nam để tiến hành hội nghị thượng đỉnh
giải trừ hạt nhân với Triều Tiên thì đảng Dân chủ dùng phiên điều trần để làm giảm uy tín của
ông trên toàn thế giới. "Với đặc điểm sa đọa của đảng Dân chủ hiện đại, bầu không khí giống
như rạp xiếc là có thể dự đoán được. Nhưng thời gian sự kiện được hiểu là họ quan tâm đến việc
luận tội Tổng thống Trump hơn là giải trừ hạt nhân", trang này cho hay, thêm rằng phần lớn câu
hỏi của đảng Dân chủ không liên quan đến cuộc bầu cử của Trump hay chính quyền của ông.
"Họ thậm chí hỏi liệu Trump có từng đánh Melania, sử dụng ma túy hay chi tiền cho việc phá
thai. Cohen đều trả lời không

Thú chơi máy bay riêng của các tỷ phú công


nghệ
Jeff Bezos, Bill Gates, Elon Musk đều có máy bay riêng trong khi cặp đôi sáng lập Google còn
sở hữu cả sân bay riêng.
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, sở hữu một chiếc máy bay
riêng thông qua công ty cổ phần của mình có tên Poplar Glen. Chiếc máy bay phản lực G650ER
của Bezos có sức chứa tám người và trị giá khoảng 65 triệu USD.

Nhà đầu tư kiêm tỷ phú công nghệ Mark Cuban sở hữu ba máy bay phản lực. Trong một cuộc
phỏng vấn năm 2017, tỷ phú này cho biết sở hữu một chiếc máy bay riêng luôn là "mục tiêu bất
biến" bởi ông coi trọng nhất là thời gian và phương tiện này đã tiết kiệm cho ông rất nhiều thời
gian. Chiếc máy bay đầu tiên được mua năm 1999, của hãng Gulftream V có giá khoảng 40 triệu
USD. Giao dịch này cũng khiến ông có tên trong sách kỷ lục Guinness thế giới.

Hai chiếc máy bay còn lại là một chiếc Boeing 757 và một chiếc Boeing 767. Chiếc 757 được
dành riêng cho các hoạt động của Dallas Mavericks, đội bóng thuộc giải NBA mà Mark Cuban
sở hữu từ năm 2000.
Nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates từng nói máy bay riêng là "niềm vui tội lỗi" và "một sự
phô trương lớn". Gates được cho là sở hữu một chiếc Bombardier BD-700 Global Express, mẫu
máy bay có thể chứa tới 19 người và có giá khoảng 40 triệu USD.
Bill Gates không phải là giám đốc điều hành đầu tiên của Microsoft mua máy bay riêng. Charles
Simonyi, nhà phát triển phần mềm người Hungary, phụ trách giám sát việc tạo ra Microsoft
Office cho đến khi ông rời công ty vào năm 2002 cũng có sở thích tương tự.

Ngoài việc sở hữu một du thuyền dài 71 mét, Simonyi còn sở hữu một chiếc máy bay phản lực
Dassault Falcon. Không chỉ bay trong bầu khí quyền của Trái đất, Simonyi còn có hai chuyến đi
tới Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2007 và 2009.
Người sáng lập Oracle, Ell Ellison, không chỉ sở hữu một hòn đảo ở Hawaii cùng một đội đua du
thuyền mà còn mua hai máy bay chiến đấu quân sự. Một chiếc MiG-29 đã ngừng hoạt động và
một chiếc SIAI-Marchetti S.211, từng được sử dụng bởi không quân Ý. Tuy nhiên, chính phủ
Mỹ đã cấm Ellison bay bằng MiG-29 vì nó "được coi như một khẩu súng".
Steve Jobs từng sở hữu một chiếc Gulfstream V có sức chứa lên tới 15 người. Apple đã tặng máy
bay riêng và 10 triệu cổ phiếu công ty cho Jobs thay vì tăng lương vào năm 2002. Sau khi Jobs
mất, giám đốc thiết kế sản phẩm của Apple là Jony Ive đã mua lại máy bay "với giá chiết khấu
đáng kể" từ góa phụ Laurene Powell Jobs. Trong quá khứ Ive đã giúp Jobs thiết kế chiếc máy
bay này, do đó có lần ông đã đùa rằng "ít nhất tôi không phải thiết kế lại mọi thứ".
Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, sở hữu máy bay tư nhân kể từ khi ông ra mắt các công ty
của mình vào đầu những năm 2000. Ông từng mua một mẫu Dassault Falcon 900 đời 1994,
nhưng đã rao bán vào năm 2016. Hiện tại, Musk sở hữu một chiếc G650ER của hãng Gulfstream
trị giá 70 triệu USD. Năm 2018, Musk đã bay hơn 240.000 km và Tesla đã trả 700.000 USD tiền
chi phí vận hành.
Serge Brin và Larry Page, hai người sáng lập của Google, đã đầu tư một đội máy bay tư nhân
thông qua công ty cổ phần chung của cả hai mang tên Blue City Holdings. Hai người mua chiếc
máy bay đầu tiên vào năm 2005, mẫu Boeing 767-200 từ hãng hàng không Qantas của Australia
với giá 15 triệu USD. Sau đó họ chi thêm 10 triệu USD để thiết kế lại nội thất, biến nó thành một
chiếc máy bay tư nhân có thể chứa 50 người. Theo báo cáo năm 2012, hai nhà đồng sáng lập
Google cùng với cựu CEO Eric Schmidt, đã sở hữu tới tám máy bay. Trong đó có hai chiếc
Gulfstream Vs, một Boeing 757 và một máy bay chiến đấu Dassault/Dornier Alpha Jet.
Tuy nhiên các nhà đồng sáng lập Google không chỉ sở hữu máy bay riêng. Họ cũng có nhà ga
riêng, mua vào năm 2013. Nhà ga này được đặt tại Sân bay quốc tế San Jose và có chi phí xây
dựng 82 triệu USD. Tổ chức Signature Flight Support chịu trách nhiệm vận hành và sân bay này
có thể được sử dụng bởi các doanh nghiệp và CEO khác trong khu vực Thung lũng Silicon.

Ngoài ra, Google cũng vận hành một sân bay thứ hai, thông qua công ty con bất động sản
PlanITAL Ventures LLC. Công ty này nhận quyền quản lý Sân bay liên bang Moffett, cũng ở
California, vào năm 2014 từ NASA trong vòng 60 năm.

Anda mungkin juga menyukai