Anda di halaman 1dari 56

TÓM TẮT

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. 97% nước trên
Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt, nhưng hiện nay nguồn tài nguyên nước
gần như bị ô nhiễm bởi nhiều lí do, một trong những lí do quan trọng nhất đó là do hoạt
động của con người.
Việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý đã dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng dẫn đến
môi trường sống của con người và toàn bộ sinh vật trên Trái Đất.
Đề tài “ Ô nhiễm môi trường nước và những hệ lụy của nó tới con người “ với mục tiêu
phân tích, làm rõ vấn đề về ô nhiễm tài nguyên nước. Từ đó giúp cho con người thấy được
tầm quan trọng của tài nguyên nước cũng như tình hình cấp bách hiện tại về độ ô nhiễm của
tài nguyên nước, góp phần nâng cao nhận thức trong việc bảo về tài nguyên nước cũng như
bảo vệ môi trường sống của mình.
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng,là thành
phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc
gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để
đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất
thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng
đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác…
Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn của một thế giới có
nhu cầu nước đang tăng lên. Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay thế được, trong
khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít
hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày
của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn đến những xung đột
công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị và nông nghiệp như ở
California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vực sông hồ nằm trên biên giới
giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông chảy qua 6 hoặc nhiều nước. Trong số
các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước có Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và
Irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được
cung cấp của nước họ.
Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nó có ý nghĩa sống
còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên. Nguồn nước có vai trò đặc biệt
quan trong đối với hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực:

 Cấp nước cho sinh hoạt.


 Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ.
 Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp.
 Phát triển thuỷ điện.
 Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
 Du lịch sinh thái
 Giao thông vận tải thuỷ.
 Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước.
Trong số nhiều chức năng quan trọng của nguồn nước nói chung và các hệ thống sông lớn
nói riêng, có lẽ quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp nước cho sinh hoạt của cộng đồng
dân cư lớn.
Việt Nam với đặc thù là một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ hai về
xuất khẩu gạo trên thế giới, nguồn nước được sử dụng nhiều cho nông nghiệp. Theo tính
toán, năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m3, chiếm 89,9% tổng lượng nước tiêu thụ toàn quốc, năm
1990 đã sử dụng 46,9 tỷ m3, chiếm 90% và năm 2000 sử dụng khoảng trên 60 tỷ m3 . Đến
nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng
giá trị tại sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất đai và công sức nhân dân
đóng góp.
Ngày càng rõ ràng rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với sự sống,
là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với các hệ thống tự nhiên
mà còn đối với các hệ thống kinh tế xã hội và nhân văn. Tài nguyên nước phải được nhìn
nhận như là một loại hàng hoá kinh tế và xã hội đặc biệt.
MỤC TIÊU
Bên cạnh việc làm rõ về tài nguyên nước để cập nhật kiến thức đầy đủ, kỹ lưỡng về nguồn
tài nguyên này, nội dung bài tiểu luận còn hướng đến những hoạt động khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên nước hiện nay. Từ đó nhìn nhận hậu quả mà hành động của chúng ta đã
đem lại qua việc sử dụng, lạm dụng và không kiểm soát đúng mực khi sử dụng đã gây ra
cho nguồn tài nguyên nước, tác hại, hệ lụy của nó đối với thực tại như thế nào, trong nhiều
năm nữa sẽ ra sao. Đồng thời nắm bắt rõ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước
từ đó rút ra những bài học, giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục được tình trạng gây tổn hại
nguồn tài nguyên nước trong tương lai.
PHẠM VI ĐỀ TÀI
Tài nguyên nước là vốn tài nguyên vô cùng to lớn, nên việc phân tích chung trên cơ sở
phạm vi toàn cầu nói chung là vô cùng cần thiết. Từ đó nhìn nhận và làm nổi bật lên thực
trạng ô nhiễm tài nguyên nước ở Việt Nam từ những ví dụ cụ thể để mang lại cái nhìn vừa
tổng quát vừa chi tiết nhất.

I. Tổng quan
1. Khái niệm tài nguyên nước

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào nững
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân
dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt

Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước
ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi
trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng
lượng cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở sứa biển
nước chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt có trên Trái Đất thì có khoảng hơn ¾
lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm sâu trong lòng đất, bị đóng băng,
ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa... chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện
trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước
bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng
được và nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng
(Miller,1988)

Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tình của chugns ta phát sinh từ 3 nguồn: bên
trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất mang vào và từ tầng trên của khí quyển,
trong đó thì nguồn gốc từ bên trong lòng đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng
đất được hình thành ở lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở
nhiệt độ cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp vỏ
ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể lỏng và rơi xuống
mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trũng
tạo nên các đại dương mênh mông và các sông hồ nguyên thủy. Theo sự tính toán thì khối
lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên Trái Đất khoảng 1,4 tỉ km khối, nhưng so với trữ
lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất ( khoảng 200 tỉ km khối ) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ
chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau
theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km khối ( Lvovits, Xokolov – 1974 ) đến
1.457.802.450 km khối ( F.Sargent -1974 )
Bảng 1. Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)

Loại nước Trữ lượng (km3)


Biển và đại dương 1.370.322.000
Nước ngầm
Băng và băng hà 60.000.000
Hồ nước ngọt 26.660.000
Hồ nước mặn 125.000
Khí ẩm trong lòng đất 105.000
Hơi nước trong khí ẩm 75.000
Nước sông
Tuyết trên lục địa 14.000

1.000
250
1.1. Nước ngọt

Nước ngọt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là clorrua natri
(thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 – 0,5 ppt hoặc
tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và
nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do
sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng
nư trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. Nước ngọt là
nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang
từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một và nơi trên thế giới, trong khi dân số
thế giới vẫn đang không ngừng tăng làm cho nhu cầu nước ngày một tăng. Sự nhận thức về
tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng
gần đây. Trong suốt thế kỉ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến
mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt biến
mang đậm tính đa dạng sinh học hiên đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất
liền.

1.2. Nước mặn


Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan
(chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn
(ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l. Các mức hàm lượng muối được
USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối
trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới
10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35
ppt) muối. Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất
và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm
hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có
tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%
1.3. Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt
được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương,
bốc hơi và thấm xuống đất.Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng
nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu
tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ
thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu
vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh
hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước
ở thực vật và động vật..., hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể
lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi
thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở
những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp
nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng
trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo
dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một
thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn.
Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn
hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa.
1.4. Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất
hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm.
Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. "Nước
ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn,
cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt
động sống của con người".
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn
ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm
rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so
sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào
tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương. Theo độ sâu phân
bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm
chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng
chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình
bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước
mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong
lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo
không gian phân bố, một lớp nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng:
• Vùng thu nhận nước
• Vùng chuyển tải nước
• Vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục đến
vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Ðây là loại nước ngầm
có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường
tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng
ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển. Có hai loại nước
ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực. Nước ngầm không có áp lực:
là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá
không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất
yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm
hút nước lên. Nước ngầm loại nầy thường ở không sâu dưới mặt đất,ì có nhiều trong mùa
mưa và ít dần trong mùa khô
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp đá nầy
bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai lớp đá không
thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng khoan xuyên qua
lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải
bơm. Loại nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất, có trử lượng lớn và thời gian hình
thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
2. Vai trò của tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất. Nếu
không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì cả nền
văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan
trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và
trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều
xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở
Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn
minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà
ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam ...
2.1 Đối với con người

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày,
nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75%
trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng:
nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch
limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-
4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa
vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg
cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống
bình thường.

Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ
thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên uống không
đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện
táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng
gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu
lượng nước mất trên 20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì
sự sống. Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen uống
nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác
khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu
nước.Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức
khỏe của mỗi người.

2.2 Đối với sinh vật

• Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể
sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng
nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức)

• Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước)
như hydroxyl, amin, các boxyl…

• Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là
môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây,
vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật
• Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một
lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có
một hình dáng nhất định

• Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ
khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và
môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do nước phân ly ra

• Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể

• Nước còn là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật

• Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước
còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật

 Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước.


2.3 Đối với lao động sản xuất phục vụ đời sống con người

• Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển. Từ một
hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít
nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua
đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và
phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò
điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất,
làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với
VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông
Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông
nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt
Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen
đúng của nó là nước – H2O

Trong chăn nuôi, nước


đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như hiệu quả
sản xuất trên gia súc, gia cầm. Ngoài việc liên quan
đến mọi quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn và loại bỏ
chất cặn bã (đã trình bày ở phần trên) thì nước
còn có những ảnh hưởngtrong chăn nuôi như sau
-Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi:
Thịt có tỷ lệ nước :70 –80 %
Sữa có tỷ lệ nước:85%
Trứng có tỷ lệ nước:70%
-Vai trò đối với chất lượng quầy thịt:Nước trong cơ thể tồn tại
dưới hai trạng thái: trạng thái tự do và trạng thái kết hợp. Hàm lượng nước trong cơ thể
ở cả hai trạng thái trên đều có ảnh hưởng quan trọng đến phẩm chất thịt, nước trong
thịt nhiều sẽ làm thịt trở nên mềm nhão, rỉ nước làm giảm chất lượng thịt + Trạng thái tự
do: dễ mất mát trong quá trình chế biến thực phẩm, vì lẽ đó có một số nơi đã xem việc xác
định hàm lượng nước tự do trong thịt là một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng thịt. Nước tự do trong thịt động vật còn chịu ảnh hưởng bởi thức
ăn, nhất là kích thích tố ACTH của tuyến thượng thận có tác dụng như là một
glucocorticoid giúp tăng cường tái hấp thu nước ở thận từ đó làm giữ lại nước trong thịt
nhiều hơn. Cho nên khi giết thịt thú, quầy thịt trở nên mềm nhão, rĩ nước làm giảm chất
lượng thịt.
+ Trạng thái kết hợp: là loại nước mà trong cơ thể có thể liên kết rất chặt chẽ với các hợp
chất như protein, glucogen và các phosphatid (ví dụ như lecitin) hoặc choline, betain..
Nước này làm trương phồng các hợp chất nói trên tạo thành dạng keo. Loại nước này
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể, nước kết hợp
làm cho thịt trở nên mềm, có ý nghĩa lớn trong chế biến thịt

• Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm
nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản
ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước.
Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy
điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc
dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một
dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một
lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại

Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng
trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự
phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu
công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt,
thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra nước còn được
coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều
vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người

Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt. về mặt sinh
lý mỗi người cần 1-2 lít nước/ ngày. Và trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một
người trong một ngày 10-15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20-200 lít cho tắm, 20-50 lít cho làm
cơm, 40-80 lít cho giạt bằng máy….

3. Khái niệm ô nhiễm tài nguyên nước

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các
mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời
sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông
hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại
các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh
vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình
làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị
cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng
không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không
khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô
nhiễm nguồn nước.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do
con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người,
cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã."

Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường
nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng
lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường
nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm
vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm và biển.


Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của
nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền
và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp,
các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra
khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ
các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác
thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất,
thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao,
hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng
quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.

Nguồn gốc
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng
ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư
thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho
hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây
suy thoái thủy vực.
Ô nhiễm tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật,
kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành
chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm
hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch,
khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ
nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô
nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu
phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệbị lụt có thể bị tác hại bởi
nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...)
có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính
gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
Ô nhiễm nhân tạo

 Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh
viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và
vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có
trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng
cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

 Từ các chất thải công nghiệp


Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước
thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực
phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài
các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE
(population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải
công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung
bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác
nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học),
BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính
như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…

II. Thực trạng


1. Tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết, biến đổi khí hậu (BĐKH)
và xung đột đang làm tăng nguy cơ trẻ em sống thiếu nước, và những người nghèo nhất sẽ
phải chịu nhiều thiệt thòi nhất.
LHQ đã cảnh báo một phần tư trẻ em trên thế giới sẽ sống ở những khu vực có nguồn nước
hạn chế vào năm 2040 do ảnh hưởng của BĐKH.
Trong vòng 2 thập kỉ, 600 triệu trẻ em sẽ sống trong các vùng chịu nhiều căng thẳng dai
dẳng về nước, với sự cạnh tranh lớn về nguồn cung cấp nước hiện có. Theo kết quả nghiên
cứu của Unicef, đánh dấu Ngày Nước Thế giới (22/3), những người nghèo và người chịu
nhiều thiệt thòi nhất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Tình trạng hạn hán và xung đột đang gây ra sự khan hiếm nước nghiêm trọng ở các vùng
của Ethiopia, Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen. Unicef dự đoán hơn 9 triệu người ở
Ethiopia sẽ không có nước uống an toàn trong năm nay. Gần 1,4 triệu trẻ em phải đối mặt
với nguy cơ tử vong do suy dinh dưỡng cấp tính ở Nam Sudan, Nigeria, Somalia và
Yemen.
Báo cáo “Thách thức cho Tương lai: Nước và Trẻ em trong Biến đổi khí hậu” của UNICEF
đã chỉ ra các mối đe dọa đối với cuộc sống và tình trạng an sinh của trẻ em do nguồn nước
sạch cạn kiệt và BĐKH làm gia tăng những rủi ro này.
Theo Nicholas Rees, một trong những tác giả của báo cáo, khi quá trình công nghiệp hoá và
dịch chuyển nhân khẩu làm tăng mức tiêu thụ nước, khu vực Nam Á và Trung Đông sẽ bị
ảnh hưởng nghiêm trọng. "Nếu nhu cầu tăng cao, áp lực về nước sẽ tăng lên, đặc biệt tăng
nhanh trong các khu vực đô thị hoá, khu vực cận Sahara Châu Phi và châu Á", Nicholas
Rees nhấn mạnh
Một báo cáo khác được công bố hôm nay (22/3) cảnh báo rằng Iran đang phải đối phó với
cuộc khủng hoảng nước chưa từng có và hiện phải đối mặt với nguy cơ lớn từ những thách
thức về môi trường hơn là những vấn đề chính trị hoặc khủng bố trong khu vực. Nghiên
cứu từ tổ chức phi chính phủ Small Media có trụ sở tại London (Anh) cho biết tình trạng
thiếu nước có thể biến những vùng đất rộng lớn của Iran thành những khu vực gần như
không thể sinh sống trong những thập kỷ tới.
Theo báo cáo, Iran đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước chưa từng có trong
lịch sử. Các hồ nước và con sông đang “chết” dần, hạn hán đang gia tăng và thậm chí, cả
nguồn dự trữ nước ngầm sâu nhất của Iran cũng đang bị khô cạn bởi dân số gia tăng và sự
thiếu hụt nước trong ngành nông nghiệp của đất nước này.

Báo cáo cho biết: "Xói mòn đất làm gia tăng nạn phá rừng trên phạm vi cả nước, làm tăng
bão tố và ô nhiễm không khí".
Nghiên cứu cảnh báo rằng các hệ sinh thái đang sụp đổ, đẩy một số loài hoang dã vào bờ
vực tuyệt chủng. Theo báo cáo, hồ Urmia, hồ lớn nhất của Iran là khu dự trữ sinh quyển
được Unesco công nhận đã bị thu hẹp 12% diện tích kể từ những năm 1970 do hạn hán
thường xuyên xảy ra và các chính sách quản lý nguồn nước chưa được triển khai ở đầu
nguồn.
Báo cáo của LHQ cho hay, trên khắp thế giới, 36 quốc gia đang đối mặt nghiêm trọng với
tình trạng căng thẳng nước, do nhu cầu sử dụng nước vượt xa nguồn cung cấp năng lượng
tái tạo. Nhiệt độ ấm hơn, nước biển dâng, lũ lụt, hạn hán và băng tan gia tăng ảnh hưởng
đến chất lượng và khả năng cung cấp nước cũng như hệ thống vệ sinh.
Tác động của BĐKH đến các nguồn nước là không thể tránh khỏi, từ đó, hàng loạt các giải
pháp được đề xuất nhằm ngăn chặn tác động của BĐKH đối với cuộc sống của trẻ em. Các
đề xuất này gồm có lời kêu gọi chính phủ giúp các nước ưu tiên tiếp cận nước sạch cho trẻ
em dễ bị tổn thương nhất so với nhu cầu cấp nước khác và để các cộng đồng đa dạng hóa
nguồn nước.
"Chúng tôi muốn giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Đó là mục tiêu của chúng tôi. Nhưng chúng
ta sẽ không thể giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em nếu không giải quyết các mối đe dọa về môi
trường mà trẻ em phải đối mặt", Rees khẳng định.
Biến đổi khí hậu thường được cảm nhận qua sự thay đổi nước - cho dù đó là lũ lụt, mực
nước biển dâng cao hay những hiện tượng khác và ảnh hưởng của BĐKH thường thấy ở trẻ
em thông qua nước

1. Thế giới và sự ô nhiễm tài nguyên nước


Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và
biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn
nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được
công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô
Thụy Điển ngày 5/9

Dòng sông Tiete cách Sao Paulo, Brazil 40 km, bị ô nhiễm trầm trọng.
Ảnh chụp ngày 2-9-2010
Nhiều nơi trên thế giới đang phải đối phó với sự khô cằn vì thiếu nước

Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do không được tiếp
cận những điều kiện vệ sinh phù hợp (vì thiếu nước) và các bệnh liên quan đến nước.Thiếu
vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi
năm.Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người
phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị
thiếu nước
Người dân khu ổ chuột lấy nước uống từ vũng nước giữa đường ray tàu hỏa tại
Mumbai - Ảnh: Reuters
Theo đại diện Ngân hàng thế giới, nếu thiếu nước, chúng ta không thể có cuộc sống khoẻ
mạnh và ý nghĩa. Tuy vậy, bất chấp những thành quả ấn tượng đã đạt được trong thập kỷ
qua, vẫn còn có hơn 663 triệu người trên toàn thế giới thiếu điều kiện tiếp cận nguồn nước
sạch và an toàn và ít nhất 1,8 triệu người còn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm chất thải.
Thêm vào đó, 2,4 tỷ người chưa được sử dụng nhà vệ sinh đạt yêu cầu, và 1 tỷ người trong
số đó vẫn còn phóng uế bừa bãi. Mỗi ngày trôi qua, gần 1000 trẻ em thiệt mạng do các
bệnh tiêu chảy liên quan tới nước và điều kiện vệ sinh.

Có khoảng 650 triệu người, tức 10% dân số toàn cầu không có nước sạch khiến họ luôn bị
đe dọa bởi bệnh truyền nhiễm và nguy cơ tử vong sớm. Trong lúc đó, không ít người
thường bỏ quên hoặc vặn vòi nước thả ga mà chẳng để làm gì
Một người đàn ông xách nước tưới cây giữa khô hạn trên bờ sông Hằng (Ấn Độ) -
Ảnh: Reuters
Tiếp cận nguồn nước an toàn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người. Thiếu
nước, nhân loại không thể tồn tại. Tuy nhiên, trong khi chúng ta đang thoải mái vặn
vòi, sử dụng ít hạn chế thì ở rất nhiều nơi trên thế giới, có người chết vì thiếu nước.

Cậu bé uống nước trong ao làng Bule Duba (Ethiopia) - Ảnh: Reuters
Trang International Business Times cho biết khoảng 650 triệu người, tương đương 10%
dân số toàn cầu không tiếp cận được nước sạch, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ mắc
nhiều bệnh truyền nhiễm và tử vong sớm.
Người dân tụ tập lấy nước từ một giếng lớn ở làng Natwarghad, miền tây Gujarat -
Ảnh: Reuters
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, nước bẩn có thể gây bệnh nặng ở trẻ em, giết chết
900 bé dưới 5tuổi mỗi ngày khắp thế giới, tức, cứ mỗi 1 hoặc 2 phút, lại có bé qua đời
vì vấn đề nước.

Người dân lấy nước ăn từ một giếng bơm tay sau khi mưa lớn ở thành phố Allahabad
phía bắc Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Chưa hết, đối với trẻ mới sinh, Tổ chức Y tế thế giới cho biết, nhiễm khuẩn do thiếu
nước sạch và ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra cái chết của 1 trẻ mỗi phút.
Ngày 22/3 thường niên là Ngày Nước thế giới của Liên Hợp Quốc. Để đánh dấu ngày
này, xin dẫn lại phóng sự ảnh của International Business Times như một lời nhắc nhở
chúng ta rằng trên hành tinh Trái đất, cứ 10 người lại có 1 người không được tiếp cận
với nguồn nước sạch và an toàn

Những ngón tay nhỏ bé suy dinh dưỡng của em bé 1 tuổi trên môi mẹ tại phòng khám
khẩn cấp ở thị trấn Tahoua, tây bắc Niger. Một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất
lịch sử đã phá hủy phần lớn cây trồng, khiến khoảng 3,6 triệu người thiếu lương thực,
bao gồm hàng chục ngàn trẻ em chết đói - Ảnh: Finbarr O'Reilly/Reuters
Một bé gái đang cố lấy nước từ một vũng nông tại Nongoma, phía tây bắc Durban
trong đợt hạn hán ở Nam Phi - Ảnh: AFP
Hàng năm, 4.000 trẻ em tử vong vì nước bẩn và vệ sinh kém. Đây là con số được Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc UNICEF công bố. Giám đốc Điều hành UNICEF, bà Ann M.
Veneman cho biết: “Trên thế giới, cứ 15 giây lại có một trẻ em tử vong bởi các bệnh do
nước không sạch gây ra và nước không sạch là thủ phạm của hầu hết các bệnh và nạn suy
dinh dưỡng. Một trẻ em lớn lên trong những điều kiện như thế sẽ có ít cơ hội để thoát khỏi
cảnh đói nghèo”
Ước tính có khoảng 17 triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu
(59%) chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh. Con số này còn cao hơn ở vùng các dân tộc ít người và
vùng sâu vùng xa

Một cậu bạn đang thỏa thích tắm mát tại một vòi nước công cộng ở Sri Lanka. Báo cáo
của UNICEF cho biết, tình trạng mất vệ sinh do thiếu nước sinh hoạt đã gây ra cái
chết của 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Lý do gây ra việc này là nguồn cung cấp
nước không thể theo kịp tình trạng bùng nổ dân số.

Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực
này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiếm a-sen (thạch tín)
và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50
triệu người dân trong khu vực. Các công trình nghiên cứu mới đây đã cho thấy những bệnh
do sử dụng nước bẩn gây ra đã ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm khả năng học hành
của các em.Hàng ngày có rất nhiều em ở các nước đang phát triển không được đến trường
vì bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Hơn nữa, nhiều học sinh gái không
thể đến trường đi học nếu không có công trình nước và vệ sinh riêng biệt cho các em
Chú bé này đang cố gắng uống được càng nhiều nước càng tốt tại một điểm phân phát
nước ở Bắc Darfur, Sudan trong một chiến dịch phân phát 40.000 lít nước sạch đến
cộng đồng. Dù số lượng hạn hẹp, nhiều người phải vượt quãng đường ít nhất 15km để
có thể đến được điểm phát nước gần nhất.

Tại diễn đàn của Trẻ em thế giới về nước tổ chức tại Mehico ngày 21/3, UNICEF cho biết
400 triệu trẻ em trên thế giới đang phải vật lộn với sự sống vì không có nước sạch.Theo đó,
trẻ em là người phải trả giá cao nhất khi không được sử dụng nước sạch.Kết quả nghiên cứu
cho thấy trẻ em dưới năm tuổi dễ bị mắc tiêu chảy nhất (căn bệnh này gây tử vong cho
4500 trẻ em mỗi ngày.
Khủng hoảng nước sạch ở Pakistan khiến trẻ em không có điều kiện phát triển thuận
lợi

2. Việt Nam đối mặt với ô nhiễm nguyên nước


Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức
lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị
Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song
chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng
nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về
các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD,
NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con
sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con song ô nhiễm
nặng nhất trong hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo
thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần
bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống
Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại
khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị
hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long.
Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển.
Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách
Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng
(đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng
song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và
nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng
600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và
công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà
đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và
sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh
viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ
thống xử lý nước thải
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công
viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước
thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh
hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực
trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002
nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên
từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam thành
phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy.
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ở Việt Nam có khoảng 17
triệu (52%) trẻ em chưa được sử dụng nước sạch và khoảng 20 triệu (59%) chưa có nhà tiêu
hợp vệ sinh
Thống kê của UNICEF tại khu vực Nam và Đông Á cho thấy chất lượng nước ở khu vực
này ngày càng trở thành mối đe dọa lớn đối với trẻ em. Tình trạng ô nhiếm a-sen (thạch tín)
và flo (fluoride) trong nước ngầm đang đe dọa nghiêm trọng tình trạng sức khỏe của 50
triệu người dân trong khu vực

Hiện nay, Việt Nam có 108 lưu vực sông, với khoảng 3.450 sông, suối (chiều dài khoảng
10 km trở lên). Tổng lượng nước mặt trung bình khoảng từ 830 - 840 tỷ m3, trong đó có
hơn 60% lượng nước được bắt nguồn từ nước ngoài, chỉ có khoảng từ 310 - 320 tỷ m3 được
sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh và phát triển công
nghiệp, các vấn đề môi trường như rác thải, nhất là tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trở
nên trầm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như tính cạnh tranh sản phẩm và sức khỏe
của người dân.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế và Bộ TN&MT, trung bình mỗi năm có tới 9.000.000
người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm; 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư, mà một
trong những nguyên nhân là do sử dụng nước bị ô nhiễm.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TN&MT) Hoàng Văn Bảy, hầu hết
các sông chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm, trong đó chủ yếu là các vùng trung và hạ lưu,
nhất là khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm
nghiêm trọng hơn và mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào các
con sông giảm. Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối
mặt với những vấn đề, như nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh
đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô
nhiễm từ các lưu vực sông, do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển…
Trong khi đó, Phó Cục trưởng Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) Trần Anh Tuấn cho biết,
hiện cả nước có hơn 774 đô thị, trong đó có hai đô thị đặc biệt; 15 đô thị loại 1; 14 đô thị
loại 2; 53 đô thị loại 3; 65 đô thị loại 4 và còn lại là đô thị loại 5. Tuy nhiên, tỷ lệ số dân đô
thị hưởng dịch vụ thoát nước mới chiếm khoảng 60% và tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử
lý mới đạt 12%. Điển hình như tại hai TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, phần lớn nước thải
sinh hoạt (khoảng 600.000 m3/ngày) và công nghiệp (khoảng 240.000 m3/ngày) không
được xử lý, đổ thẳng vào các ao, hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông
Hồng và sông Mê Công. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất, lò mổ cũng không
được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngay cả các bệnh viện thải khoảng 7.000 m3/ngày,
thì chỉ có 30% là được xử lý.
Thực trạng ô nhiễm nước từ hóa chất hiện nay
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đang phát triển mạnh trong thời gian
gần đây. Hầu hết doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp khai thác, công
nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, chế biến thuốc lá, sản xuất sản phẩm dệt, may mặc,
da và giả da... đều sử dụng hóa chất. Qua công tác kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp
đang hoạt động có liên quan đến hóa chất hiện nay cho thấy, vẫn còn tình trạng một số
doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất.
Nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin về phiếu an toàn hóa chất chưa đầy đủ, không
có nhãn mác, không sử dụng bảo hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn
nắp…Đặc biệt, việc dò rỉ các hóa chất độc hại ra môi trường còn làm ô nhiễm nguồn nước
Theo Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2012, tại lưu vực sông Cầu có nhiều
khu công khu chế xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các ngành công
nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, giấy, hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải
thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ
(BOD5, COD). Nước thải công nghiệp hình thành do quá trình sử dụng nước trong sản xuất
và điều kiện hình thành nước thải, lưu lượng, thành phần nước thải rất khác nhau. Thành
phần và tính chất của nước thải từ các ngành sản xuất cũng có tác động khác nhau tới chất
lượng nước. Ví dụ, nước thải của ngành cơ khí - chế tạo máy chứa nhiều dầu mỡ và chất
rắn lơ lửng, nước thải của ngành chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ, nước thải của
ngành sản xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất như xút, thuốc tẩy, phèn, nhựa thông,
phẩm màu... Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân thường sử
dụng nhiều loại phân bón để tăng năng suất cây trồng cũng như nhiều loại hóa chất trừ sâu,
diệt cỏ, đây là một trong những nguồn nghiêm trọng gây ô nhiễm nước
Cùng với đó, trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phát
triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệt gây ô nhiễm và
suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp. Trong hoạt động khai thác khoáng sản, nước
được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết công đoạn sản xuất. Quá trình sản xuất, tháo
khô mỏ, đổ thải... đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở
khu vực xung quanh khai trường như thay đổi địa hình, hệ thống nước mặt, điều kiện tàng
trữ và thoát nước (tác động cơ học) làm thay đổi tính chất vật lý, thành phần hóa học của
nước (tác động hóa học). Song song với những tác động cơ học đến nguồn nước nói chung
và nguồn nước nông nghiệp nói riêng, những tác động hóa học đối với nguồn nước cũng rất
đáng kể. Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ
thúc đẩy các quá trình hòa tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình
tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý,
xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn
nước tự nhiên... là những tác động hóa học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hóa
học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ. Mức độ ô nhiễm hóa học các nguồn nước phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm thân quặng, thành phần thạch học và độ bền vững của
đất đá chứa quặng, phương pháp và trình độ công nghệ khai thác, chế biến quặng, biện
pháp quản lý và xử lý chất thải...
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu
cơ, các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và
cao hơn từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông.Sự biến đổi chất lượng
nguồn nước, tải lượng một số chất thải trong nước tháo khô các mỏ than.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hóa học là làm đục nước bởi
bùn - sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng. Việc khai thác và
tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, CN-... ngoài ra, các nguyên tố kim
loại nặng cộng sinh như asen, antimoan, các loại quặng sunfua có thể rửa, hòa tan vào
nước. Vì vậy, ô nhiễm hóa học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại
đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường
bị nhiễm bẩn bởi bùn sét và một số kim loại nặng và hợp chất độc như CN, Hg, As, Pb...
mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai
trường và khu vực tuyển.

Ngày 18/9/2015, người dân xã Thanh Hưng, tỉnh Điện Biên phát hiện nước trong dòng suối Nậm Khánh chuyển
thành màu đỏ do ô nhiễm hóa chất

3. Ví dụ điển hình
Bối cảnh – sơ nét về Vedan Đài Loan và Vedan ở Việt Nam
Xí nghiệp Vedan được thành lập từ năm 1954 tại thị trấn Sa Lộc, huyện Đài Trung, Đài
Loan. Ngay sau khi mới thành lập, Vedan đã xác định sử dụng công nghệ sinh học tiên
tiến nhất sáng tạo ra những sản phẩm mới, có giá trị cao nhằm cung cấp cho thị trường,
đồng thời không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển. Và đến năm 1991 thì công ty cổ
phần hữu hạn Vedan Việt Nam được thành lập tại xã Phước Thái huyện Long thành,
tỉnh Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí Minh 75km về phía Đông Nam – là một trong
những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên với 100% vốn hóa Đài Loan đầu tư vào Việt
Nam. Được xây dựng trên nền diện tích rộng 120ha gồm nhiều công trình lớn đang
trong hoạt động – đây là một xí nghiệp với quy mô tương đối lớn với đầy đủ các cơ sở
hạ tầng dành cho cả hành chính, cư xá, giáo dục đào tạo... Đến nay, xí nghiệp tại Việt
Nam đã phát triển rộng và đã đầu tư mở rộng cũng như thành lập thêm nhiều chi nhánh
ở Hà Nội, Bình Phước (nhà máy chế biến tinh bột mì Phước Long ), Hà Tĩnh (nhà máy
chế biến tinh bột mì) và tại thành phố Hồ Chí Minh (công ty TNHH ORSAN). Bên
cạnh đó thì Vedan Việt Nam cũng đã tạo dựng một loạt hệ thống đại lý cũng như kênh
phân phối tiêu thụ trên cả nước. Ngay cả trên thị trường quốc tế, Vedan Việt Nam cũng
được đánh giá là một trong những nhà sản xuất tiên tiến hàng đầu tại khu vực châu Á
trong lĩnh vực sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ lên men sản xuất ra các sản
phẩm Axit Amin, chất điều vị thực phẩm, sản phẩm tinh bột. Sản phẩm của Vedan Việt
Nam được tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi các thị trường quốc tế như: Trung
Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, thâm chí là một số nước tại châu Âu. Nhắc
đến bột ngọt, ắt hẳn hầu hết chúng ta đều sẽ nghĩ ngay đến Vedan, từ đó có thể thấy
được sự phát triển cũng như sự gắn kết mà xí nghiệp đã xây dựng được trong tâm trí
của người Việt Nam chúng ta là như thế nào. Quả thực là như vậy, bởi ngay từ lúc mới
thành lập ở Việt Nam, với nhiều lợi thế cạnh tranh cũng như áp dụng nhiều kĩ thuật
công nghệ tiên tiến, cả các xu thế phát triển năng lượng của thế giới như hệ thống phát
điện trích hơi để giải quyết vấn đề đáp ứng điện năng cho xí nghiệp được ổn định sản
xuất, địa thế lại thuận lợi (nằm cạnh bờ sông Thị Vải) nên thuận tiện cho việc chuyển
nguyên liệu và sản phẩm bằng đường thủy không những thế, xí nghiệp còn nhận được
rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ phía chính phủ sở tại. Và đỉnh cao là là sau khi
cảng Phước Thái được đưa vào sử dụng thì công ty đã trở thành một trung tâm trong
việc phát triển công nghiệp - phát triển kinh tế khu vực sông Thị Vải. Nhưng trong 25
năm đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, bên cạnh những sản
phẩm, thành quả doanh nghiệp mang lại thì Vedan lại đi song song với một việc vô
cùng trái với đạo đức nghề nghiệp, đạo đức con người và cũng góp phần to lớn cho sự
hủy hoại nghiêm trọng môi trường cũng như con người Việt Nam trong một thời gian
dài, khiến cho doanh nghiệp dù đã tự nhận đã có những bước khắc phục trong suốt
nhiều năm gần đây chỉ mong sớm nhận được sự nhìn nhận trở lại của xã hội Việt Nam
thì dường như hầu hết người dân Việt Nam vẫn mang một cái nhìn vô cùng xấu về
doanh nghiệp này.
Diễn biến
- Chặng đường gây ô nhiễm đến môi trường – sông Thị Vải của Vedan Việt Nam
Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1994 cũng như trong suốt quá trình hoạt động, có thể
nói Vedan Việt Nam đã dính đến vô số tiêu cực và đã có một bề dày lịch sử khá ấn tượng
liên quan đến việc xử lý chất thải chưa qua xử lý ra sông. Công ty đã thải chất ô nhiễm
xuống sông Thị Vải làm cho tất cả mọi sinh vật sinh sông tại sống Thị Vải gần như
không thể tồn tại vì quá ô nhiễm, không chỉ các sinh vật ở dưới nước bị ảnh hưởng, mà cả
bầu không khí nơi đây cũng hoàn toàn tràn ngập trong một mùi hôi thối cực kì khó chịu,
người dân không chỉ bị ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới
sức khỏe và kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực phía sau, cả một vùng mỹ quan nơi đây
hoàn toàn mất sạch, kể cả người đi ngang qua cũng tràn đầy vẻ ngao ngán chán chường.
Hành động của công ty Vedan cụ thể là đã lắp đặt một hệ thống xử lý có chủ đích rõ ràng
với hệ thống bơm nhiều tầng, nấc có các van đóng – mở linh hoạt và dẫn ra một đường
ống bí mật đươc cắm sâu trong lòng đất trực chỉ ra sống Thị Vải, và chất được thải ra đó
lại chính là những chất thải vô cùng độc hại, hoàn toàn chưa được trải qua bất cứ một quy
trình xử lí nào. Hơn hết, hành động vô đạo đức lại lại vô cùng tinh vi chỉ bằng một cú lắc
nhẹ nhàng, toàn bộ chất thải, lẽ ra đi vào hệ thống vận hành sẽ đổ thẳng xuống dòng sông
vô tội, mà chắc chắn bằng mắt thường khó mà phát hiện ra được quá trình, chỉ mãi đến
khi hậu quả hiện ra trước mắt thì mọi người mới có thể cảm nhận được bằng chính sự
thiệt hại và chịu đựng của bản thân. Và theo như dư luận người dân quanh khu vực, hầu
hết tất cả những hệ thống tinh vi này chỉ làm việc vào quá nửa khuya, thời điểm mà mọi
người đang chăn êm nệm ấm chìm vào giấc ngủ, chỉ vậy thôi cũng đã có quá nhiều sự
nghi vấn có thể đặt ra cho sự không minh bạch như thế. Nhưng cây kim giấu trong bọc
thì cũng có ngày lòi ra, hành động của Vedan không phải là một sớm một chiều, cứ tích
lũy hết ngày này sang ngày khác nên hậu quả tới lúc phát hiện ra thì đã bộc phát một cách
triệt để, sau nhiều lần bị khiếu nại cũng như nhận những phản ánh gay gắt từ người dân
khu vực, Vedan biết mình không thể cứ ém nhẹm mọi chuyện một cách êm đẹp như trước
được nữa nên đã tìm nhiều biện pháp nhằm xoa dịu dân tình đồng thời hi vọng có thể tiếp
tục che mắt dư luận và thực hiện tiếp được hành vi trái ngược của mình. Cụ thể là 2005,
Vedan đã đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu
15 tỷ đồng. Nhưng dường như việc làm của Vedan rõ ràng đã quá sai trái và nghiêm
trọng, nên làn sóng phẫn nộ gần như không hề thuyên giảm mà ngược lại còn tăng lên,
đứng trước làn sóng đó, chính phủ cũng đã có những hành động cụ thể.
Năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên – môi trường từng đột xuất kiểm tra công
ty Vedan. Vào lúc này, công ty có ba hệ thống xử lý nước thải khác nhau: hệ thống xử lý
nước thải chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB,hệ thống xử lý nước thải sinh
học sản xuất lysin từ mật rỉ đường và hệ thống xử lý nước thải chế biến tính bột bằng hệ
thống hồ sinh học tự nhiên. Nhưng ba hệ thống hiện đại này thực chất chỉ được xây dựng
cho có nhằm ngụy trang để đối phó với cơ quan chức năng trung ương và địa phương.
Theo nhận định của đoàn thanh tra, hệ thống này không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật
cần thiết cho việc xử lý kỹ thuật. Vì vậy nên nước thải sau khi xử lý của hệ thống UASB
còn lưu lại hàm lượng cyanure ở mức vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là bảy lần và
cao nhất là 34 lần, trong khi tiêu chuẩn VIệt Nam giới hạn hàm lượng loại chất độc hại
này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít. Chưa dừng lại ở đó, trong nước
thải sau xử lý của hệ thống hồ sinh học ở công ty Vedan, cơ quan chứ năng còn phát hiện
mẫu nước thải mà hàm lượng cyanure chứa trong đó vượt quá tiêu chuẩn đến 5.600 lần.
Và trong nước thải sau hệ thống xử lí này, nhiều chất ô nhiễm khác như BOD, COD,
amoniac... đều vượt tiêu chuẩn (cao hơn đến 1.460 lần). Bên cạnh đó, bộ tài nguyên –
môi trường qua đợt kiểm tra còn phát hiện được dấu hiệu xả trực tiếp nước thải không
qua xử lý vào sông Thị Vải của Vedan. Sau khi phân tích nước thải tại cống thoát nổi
thuộc bộ phân sản xuất vi sinh của Công ty Vedan, cơ quan chức năng đánh giá khối
lượng nước thải nhỏ lại chứa hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, như cyanuare vượt tiêu
chuẩn 76 lần, trong khi nhiều chất ô nhiễm khác vượt tiêu chuẩn từ vài chục đến vài trăm
lần.

Mặc dù đã bị phát giác bởi cả người dân và chính quyền trung ương, song Vedan dường
như vẫn chưa hề mảy may có một phút giây nào ngưng việc làm sai của mình, hay có ý
định thay đổi hành động sai phạm của mình, có chăng cũng chỉ là những hành động nhằm
cố tình che lấp đi tội lỗi của mình. Cụ thể là ngày 2008 Vedan lại bị phát hiện xả chất thải
chưa qua xử lý vào sông Thị Vải với một hệ thống đường ống chằng chịt như trận đồ bát
quát, với thủ đoạn tinh vi như vậy, Cục cảnh sát môi trường đã phải rất vất vả và bám sát
sau nhiều tháng mới có thể nắm bắt được động thái và bắt quả tang được hành vi này.
Đây cũng chính là đỉnh điểm trong cả chặng đường gây hại cho môi trường của Vedan
sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam.

Hậu quả của hành vi sai trái của Vedan


Sau suốt một thời gian dài hứng chịu sự tra tấn và hủy hoại từ công ty Vedan, sông Thị
Vải – từng là một khu vực kinh tế khá phát triển với các loại hình nuôi trồng thủy sản
cũng như xã hội đã hoàn toàn “ chết “. Mức độ ô nhiễm sau khi được xác định ở mức
nghiêm trọng đến không tưởng. Cụ thể là do chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi,
vi khuẩn và đặc biệt là các chất độc hại kim loại nặng. Trước đây, yêu cầu phân tích mẫu
nước theo dõi diễn biến "sức khỏe" của sông Thị Vải do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thực
hiện vào thời điểm năm 2005, trong tất cả sáu vị trí có lấy mẫu nước trên sông Thị Vải để
phân tích đều phát hiện có sự hiện diện của chì, cadimi và đều vượt tiêu chuẩn cho phép,
đến cuối năm 2006 thì cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận rất đáng lo ngại về mức độ
nhiễm chì nặng của sông Thị Vải. Hậu quả kinh khủng nhất và đáng sợ nhất đó chính là
hủy hoại hoàn toàn một khu vực, tất cả sinh vật nơi đây đều không thể sống nổi đúng với
nghĩa đen, khiến cả con người cũng phải chịu những căn bệnh do ô nhiễm gây ra, thậm
chí cả những căn bệnh nan y, ung thư...

Và sau cơn ác mộng kinh hoàng đó, chính quyền nhà nước Việt Nam cùng người dân
khu vực đã phải cố gắng tốn rất nhiều công sức, của cải, thời gian để có thể cải tạo lại
đoạn sông Thị Vải với mong muốn khôi phục hiện trạng tốt đẹp trước kia, thực tế đến nay
thì hậu quả mà Vedan gây ra cho dòng sông này đã được khắc phục khá đáng kể, tuy
nhiên hoàn toàn trả lại cho nó bình yên vốn có là một điều hoàn toàn xa xỉ, đó thật sự là
một điều vô cùng đáng tiếc và là một tổn thất vô cùng to lớn.

Sự trừng phạt của pháp luật dành cho Vedan

Khi bị phanh phui và làm sáng tỏ những hành vi thiếu đạo đức của Vedan bởi cơ quan
chức năng, theo pháp luật hiện hành, trước mắt Vedan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
với tình tiết tăng nặng, với mức phạt tiền tối đa của các khung hình phạt: Tước quyền sử
dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; đình chỉ hoạt động để khắc phục ô nhiễm
môi trường; Vedan có trách nhiệm đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với hành
vi gây ô nhiễm của công ty. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đủ cơ sở pháp
lý để xử lý về hình sự và bộ sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng điều tra và truy tố
theo quy định của pháp luật.

Thái độ của dư luận và người tiêu dùng đối với Vedan

Mặc dù đã nhận thấy được sự ô nhiễm rõ ràng trực tiếp ở sông Thị Vải, nhưng người dân
cũng không tránh khỏi bàng hoàng khi biết được thông tin chính xác việc Công ty Vedan
mỗi ngày xả 5000m3 nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải trong suốt thời gian
dài. Điều đó đã đánh lên một làn sóng vô cùng phẫn nộ trong lòng người dân Việt Nam,
đã có nhiều vụ biểu tình, đình công đòi tẩy chay Vedan.

Trước khi xảy ra sự cố Vedan từng là công ty bột ngọt lớn nhất Việt Nam,từng được
Chính Phủ VIệt Nam trao tặng huy chương vàng vì chất lượng tuyệt vời của nó. Sản
phẩm của công ty không chỉ bán ở Việt Nam mà còn bán sang các nước trên thế giới.

Từ ngày 13/9/2008, khi sự việc bị phát giác công ty VEDAN đã gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù sản phẩm của Công ty VEDAN VN không có tội, quy trình, công nghệ sản xuất
gây ô nhiễm chứ sản phẩm ấy không gây độc hại, nhưng chính cách hành xử của ban lãnh
đạo công ty đã gây bức xúc cho dư luận. Từ đó đã làm dấy lên phong trào “ tẩy chay”
VEDAN. Phong trào này không chỉ rộ lên ở các siêu thị mà tại các chợ, các cửa hàng tạp
hóa ở TPHCM, sản phẩm của công ty này cũng bị các tiểu thương ngưng bán hoặc đang
tiếp tục “đình chỉ”, còn người tiêu dùng thì “quay lưng”.

Đã nhiều năm kể từ ngày Vedan “đầu độc” sông Thị Vải bị phát giác, các sản phẩm của
VEDAN vẫn chưa tìm lại được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Niềm tin bị “đánh
cắp”, nhiều người dân quay lưng lại với sản phẩm vốn một thời là gia vị không thể thiếu
trong bữa cơm mỗi gia đình. Đó chính là cái giá mà VEDAN phải trả vì đã làm trái với
đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Những hành động cải thiện của Vedan cho tới hiện tại

Nói về quá trình khắc phục sự cố môi trường năm 2008, Phó Tổng Giám đốc Vedan Việt
Nam ông Ko Chung Chih cho biết: “Suốt 8 năm qua, dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục và
đầu tư mạnh mẽ cho công tác bảo vệ môi trường, chúng tôi chưa chủ động mở cửa thông
tin để chia sẻ với báo chí và nhân dân Việt Nam biết những khắc phục mà công ty đã dày
công nỗ lực. Điều này đã làm cho dư luận vẫn còn nhiều thắc mắc và chưa khôi phục
hoàn toàn lòng tin với công ty Vedan Việt Nam”.

Bởi vậy, theo Phó Tổng Giám đốc Ko Chung Chih, Vedan Việt Nam cam kết sẽ thay đổi,
sẽ mở cửa công khai thông tin với báo chí để người dân Việt Nam hiểu hơn về những nỗ
lực khắc phục và nỗ lực bảo vệ môi trường và quá trình phát triển 25 năm tiếp theo của
Vedan tại Việt Nam.
Bể sục khí Snad xử lý nước thải

Toàn bộ hệ thống ống dẫn xử lý nước thải đều nằm trên mặt đất chứ không được thiết kế
ngầm

Hiện tại hệ thống xử lý nước thải của Vedan đang xử lý 6.000 mét khối nước thải một ngày
đêm, tương đương khoảng 2/3 công suất thiết kế. Hệ thống có chế độ quan trắc tự động và 5
phút gửi kết quả về Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai một lần.
Nước thải đầu vào...

... và đi qua tháp làm mát


Sau khi xảy ra sự cố môi trường năm 2008 xả nước thải công nghiệp không qua xử lý ra
sông Thị Vải, trong 9 năm nay Vedan Việt Nam tích cực xây dựng hệ thống xử lý nước
thải công nghiệp dưới sự giám sát của các cơ quan có liên quan ở Đồng Nai. Toàn bộ hệ
thống ống dẫn nước đều nằm trên mặt đất chứ không được thiết kế ngầm. Tổng số tiền mà
Vedan bỏ ra để xây dựng hệ thống xử lý nước thải là 33 triệu USD.

Song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, với quan điểm: “Phát triển từ xã hội, đóng
góp cho xã hội" và tinh thần “tương thân tương ái", đều đặn hàng năm, Vedan đều trích
hơn 4 tỷ đồng cho các hoạt động thiện nguyện. Trong hành trình phát triển, Vedan Việt
Nam muốn thể hiện trách nhiệm xã hội và cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Kết luận – Đánh giá, phân tích hành vi của Vedan theo hướng khách quan

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển
của Vedan Việt Nam, vì vậy cũng hoàn toàn không thể phủ nhận việc làm sai trái của Vedan
gây ra cho Việt Nam nói chung và khu vực sông Thị Vải nói riêng. Tất cả những hành động
của Vedan đã đi ngược lại hoàn toàn với lí lẽ đáng lẽ ra phải có để thực hiện mục tiêu của họ
ban đầu đến Việt Nam, đó là “hoạt động lâu dài – cắm rễ và phát triển ở Việt Nam”, suy cho
cùng họ cũng đã gạt bỏ tất cả đạo đức kinh doanh chỉ vì muốn tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng
liệu nếu chỉ có những hành động đơn lẻ đó mà họ có thể tồn tại cũng như liên tục tiếp diễn
hành vi sai phạm đạo đức của mình trong một thời gian dài hay không thì chúng ta cũng cần
phải nên xem xét lại một cách thực tế khách quan, chắc chắn nó có liên quan đến một bộ
phận chính quyền không nhỏ và một phần cũng đến từ sự thiếu quyết đoán của người dân
khu vực này cùng với các đối tác.Rõ ràng không phải các doanh nghiệp đối tác của Vedan
không có sự lựa chọn, mà họ lựa chọn bảo vệ lợi ích trước mắt của bản thân thay vì lựa chọn
sự tồn tại và phát triển bền vững của một nền kinh tế và của cả một hệ sinh thái. Vậy đâu là
trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp mà cả xã hội chúng ta đang nhắc đến, hay đối với các doanh
nghiệp, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững chỉ là cái áo đẹp?
Trách nhiệm xã hội của mỗi doanh nghiệp không thể chỉ dừng ở việc cung cấp
sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, hay thực hiện các chương trình cộng đồng rộng rãi, mà thực
chất còn cần được thể hiện từ những quyết định cốt lõi của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối
tác, nhà cung cấp không thể chỉ căn cứ vào giá thành nguyên liệu hay chất lượng, mà còn
cần phải xem xét đến những chính sách liên quan của đối tác đó có phù hợp với tiêu chí và
mục tiêu của bản thân doanh nghiệp và của cộng đồng, xã hội hay không. Không thể phủ
nhận Vedan đã cung cấp những sản phẩm chất lượng cho xã hội, nhưng để tạo ra những sản
phẩm với giá thành đó, Vedan đã làm gì với cộng đồng chúng ta? Tổng doanh thu của
Vedan từ năm 1994 đến 2007 lên đến trên 2,2 tỉ USD, như vậy khi trở thành đối tác của
Vedan, phải chăng cũng tức là đồng ý với hành động sai phạm của Vedan và tiếp tay cho
Vedan? Đó là một câu hỏi mà chắc chắn đã có sẵn câu trả lời. Vì vậy, qua Vedan, chúng ta
cần phải có được sự cảnh giác cao độ và nhận thức đúng đắn đến các nguồn đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là các nguồn FDI, phải đánh giá thật khách quan cũng như chính quyền cần
có những chính sách khuyến khích phát triển nhưng cũng phải thật nghiêm khắc, đừng vì
chút lợi ích nó mang lại cho nền kinh tế chúng ta mà hủy hoại cả một đất nước.

III. Hậu quả


Nguồn nước ô nhiễm có tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, tác hại của nó tỉ lệ
với người mắc bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, ưng thư da

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính
liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.
Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do
dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho
các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con
người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây
nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì
vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây
mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ
gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây
bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi
gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn
trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ
độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon
peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra
calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây
các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi,
asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu
Nước dùng trong chăn nuôi kém chất lượng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc
cũng như năng suất chăn nuôi. Yêu cầu nước mát, sạch, không chứa khoáng độc, vi sinh vật
có hại. Ở những vùng nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn (phèn sắt, phèn nhôm) sẽ có
ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng và sức kháng bệnh của heo nuôi, pH thích hợp là từ 6,8
– 7,2, quá kiềm (>8) hay quá axit (<6) đều có hại.Nếu sử sụng nguồn nớc mặt thì phải quan
tâm đến khía cạnh vi sinh vật có hại vốn từ đầu nguồn sông ngòi, ao đầm.
+ Nếu nguồn nước nhiễm vi khuẩnE. coli: Heo nái đẻ bị tắtsữa hoặc không có sữa, heo con
của những nái này sẽ bị tiêu chảy. Đối với nái mang thai nhiễm trùng huyết và sẩy thai. Đối
với heo con cai sữa nhiễmE. colisẽ tiêu chảy.
+ Nguồn nước cóSalmonella spphayClostridium sppcó thể là nguyên nhân gây tiêu chảy
trên heo sau cai sữa và heo con.
+Pseudomonas sppgây viêm vú, viêm tử cung trên heo nái.Nếu sử dụng nguồn nước ngầm
thì phải chú trọng tới chất khoáng hòa tan trong nước, nếu hàm lượng khoáng độc quá
nhiều thì không dùng để nuôi heo được (Tiêu chuẩn của nước sạch được trình bày ở bảng
bên dưới).Mặt khác, nước giếng cũng có thể bị nhiễm mội (thông với nguồn nước mặt) do
vậy phải định kỳ kiểm tra chất lượng nước.Nước mặt hay nước ngầm bị nhiễm mội
chứa nhiều vi sinh vật có hại thì có thể sử dụng hóa chất khử trùng nước để diệt mầm bệnh
trước khi dùng nuôi heo. Nước mưa cũng là nguồn thiên nhiên cần quan tâm sử dụng,
nhưng cũng phải chú trọng khía cạnh nhiễm vi sinh vật có hại từ bụi lẫn trong không khí
nhiễm vào giọt nước mưa. Muốn sử dụng nguồn nước này cần kinh phí xây dựng bồn, bể
chứa rất tốn kém. Ở những vùng nước mặt có nhiều phù sa thì cần thêm thiết bị gạn lắng
phù sa trước khi sát trùng nước

IV. Nguyên nhân

1. Tình hình chung


Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn.
Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng
đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng
Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải
thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá
học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-
) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên
đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý
tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất
nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa
có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết
được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay ở nước
ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn
các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa
trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ
tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa
cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của
nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường
nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây
nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự
phát triển bền vững của đất nước

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn tài nguyên nước ở nước ta


2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm do con người:

Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguye cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và
cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải
nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí. Ngoài ra chất thải
khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm, và
hoạt động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất căn sau sử dụng

Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay, con người vô tình
làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị
cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng
không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các nhà máy, xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi
trường nước.

Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.

2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sống làm dòng
nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn... hoặc do sự phun trào của núi
lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển
dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có
nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại
nặng...

Điều đáng nói ở đây là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được
quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn nhưng phải trải qua một thời gian nhất
định và tương đối dài, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự
nhiên, khi dân số tăng nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh
môi trường sẽ phá vỡ kết cấu tự nhiên vốn có.

V. Giải pháp
1. Ngắn hạn

Chiến lược ngắn hạn là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình
như lọc nước, đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng
cao nhận thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những
quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp
- từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải
trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường. Xét cho cùng, nước sạch và không
khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh

Máy lọc nước là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, bạn có thể lọc nước phục vụ cho nhu
cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình
mình ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức

Trong những năm qua, nhãn hàng Nước xả vải Comfort của Công ty luôn không ngừng cải
tiến công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước trong quá trình giặt giũ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho biết, thống kê cũng cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình
Việt Nam sử dụng gần 20.000 lít nước mỗi năm cho việc giặt xả. Trong đó, việc giặt giũ
chiếm 30% lượng nước, và việc xả quần áo chiếm 70% lượng nước giặt giũ.
“Unilever Việt Nam và nhãn hàng Comfort luôn tự hào là đơn vị tích cực hưởng ứng và có
những hoạt động bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, đặc biệt là tài nguyên
nước, mà Quỹ “Tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam” do Unilever Việt Nam - Nhãn
hàng Comfort hợp tác cùng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường)
thành lập từ năm 2013 chính là minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ trong việc khuyến
khích người dân tiết kiệm nước, giúp thay đổi hành vi của người dân về việc tiết kiệm nước
và bảo vệ nguồn nước sạch. Đây cũng là một trọng tâm chiến lược ưu tiên trong “Kế hoạch
phát triển bền vững” của Unilever Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đến môi trường” - Bà Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ

Giám đốc ngành hàng nước xả vải - Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam cũng cho
biết: Tính từ năm 2011, chúng tôi đã thành công trong việc tiết kiệm hơn 39% lượng nước
dùng cho sản xuất một tấn sản phẩm tại toàn bộ nhà máy của Unilever. Không chỉ đạt được
thành tựu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, Unilever luôn không ngừng cải tiến
công thức sản phẩm giúp tiết kiệm nước trong quá trình giặt giũ. Năm 2011, chúng tôi đã ra
mắt sản phẩm nước xả vải Comfort Một lần xả tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm này cho
phép người sử dụng chỉ cần xả quần áo 1 lần thay vì 3 lần như thói quen, tiết kiệm đến 30
lít nước mỗi lần giặt, nhờ đó giảm đáng kể lượng nước thải ra ngoài môi trường

Bên cạnh việc hưởng ứng chuỗi hoạt động kỷ niệm ngày Nước Thế giới hàng năm, từ năm
2013, nhãn hàng Comfort đã khởi động hành trình tiết kiệm “1 tỷ m3 nước sạch” thông qua
các cuộc thi Tôi Yêu Nước Sạch (2013), chiến dịch Đại Sứ Nước (2014), Mùa Hè Nước
(2015), Sẻ Chia Nước Sạch tới các vùng hạn mặn (2016).

“Năm 2017, với thông điệp “Xả một lần cùng Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn,
mặn” Comfort Một Lần Xả tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước, Báo Tuổi
Trẻ triển khai xây dựng 10 công trình nước và tài trợ 1.150 bồn chứa nước, xe chở nước
sạch đến cho người dân ở các vùng hạn, mặn trên cả nước. Công ty Unilever Việt Nam,
nhãn hàng Comfort tin tưởng rằng những hành động nhỏ nhưng được sự hưởng ứng của các
Bộ, ban ngành Chính phủ và của toàn thể cộng đồng sẽ tạo nên những thay đổi lớn, góp
phần cùng chúng tôi đạt được mục tiêu tiết kiệm 1 tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam đến năm
2020” - Bà Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu
Nâng cao năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông
Ngày 22/12/2017, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Tham vấn kỹ
thuật về các văn bản pháp luật phục vụ công tác quản lý môi trường nước lưu vực sông”.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức
cho biết, Dự án hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về tăng cường năng lực
quản lý môi trường nước lưu vực sông (LVS) thông qua xây dựng chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật đã được Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt theo Quyết định số 574/QĐ-
BTNMT ngày 22/3/2016 và dự kiến kết thúc vào năm 2018. Thực hiện các nhiệm vụ được
giao, trong thời gian qua, Tổng cục Môi trường, nhóm chuyên gia Nhật Bản và Sở TN&MT
các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai;
Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang trên LVS Cầu phối hợp chặt chẽ và tập trung
nguồn lực để thực hiện các hoạt động của Dự án theo kế hoạch đặt ra, góp phần thực hiện
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hiệu quả môi
trường nước LVS, góp phần quan trọng vào công tác BVMT nói chung và môi trường nước
LVS nói riêng ở Việt Nam. Cụ thể là đã triển khai Dự án thí điểm tại các LVS Cầu và hệ
thống sông Đồng Nai và xây dựng Dự thảo văn bản quản lý LVS
Căn cứ pháp lý để xây dựng 2 Thông tư nêu trên là Luật BVMT năm 2014 và Nghị định số
38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải, phế liệu. Mục tiêu Dự thảo “Thông tư quy định về
đánh giá sức chịu tải, phân bổ hạn ngạch xả thải vào sông” nhằm hướng dẫn, quy định tính
toán tải lượng ô nhiễm, sức chịu tải trên sông và dựa vào đó để phân bổ hạn ngạch xả nước
thải vào sông sao cho vẫn đảm bảo sức chịu tải của sông và tiến tới xây dựng Kế hoạch
quản lý tổng thể toàn bộ môi trường nước LVS.
Với Dự thảo “Thông tư về xác định, kiểm kê các nguồn nước thải” nhằm thống nhất kỹ
thuật và đầu mối tổng hợp, quản lý các nguồn nước thải nhằm phục vụ quản lý hiệu quả,
thống nhất các nguồn xả nước thải trên LVS nói riêng, môi trường sống nói chung; Phục vụ
cung cấp thông tin đầu vào cho “Thông tư quy định về đánh giá sức chịu tải và phân bổ hạn
ngạch xả thải vào sông”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia JICA đã trình bày về phương pháp phân tích tải lượng ô
nhiễm và kiểm kê nguồn nước thải do Dự án phát triển; Giải thích về hệ thống kiểm soát tải
lượng ô nhiễm và Kế hoạch quản lý LVS tại Nhật Bản; Thảo luận về việc tổng hợp quản lý
môi trường nước LVS dựa trên thực trạng tại Việt Nam.
Trong phiên thảo luận, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện 2 dự thảo
Thông tư - kết quả quan trọng của Dự án như: Phạm vi, đối tượng, quy trình, quy định kỹ
thuật, trách nhiệm và tổ chức thực hiện trong 2 Thông tư; Hình thức, nội dung và quy định
kỹ thuật trong Hướng dẫn kỹ thuật tính toán sức chịu tải, hạn ngạch xả thải và Sổ tay xác
định, kiểm kê các nguồn xả nước thải chính; Xác định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị
liên quan như Tổng cục Môi trường, Sở TN&MT các tỉnh, một số Bộ/ngành khác có liên
quan
Đà Nẵng đầu tư hơn 3.500 tỉ đồng cải thiện môi trường nước
Mới đây, Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Tài chính sớm có ý kiến để Bộ
KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án cải thiện môi trường nước TP
Theo Giám đốc Sở KH&ĐT TP.Đà Nẵng Trần Văn Sơn, Dự án có tổng mức đầu tư hơn
3.500 tỉ đồng, thực hiện trong 7 năm tại quận Sơn Trà và khu vực Phú Lộc, quận Thanh
Khê; sử dụng vốn vay ODA (Nhật) 3.000 tỉ đồng (85%) và vốn đối ứng phía Việt Nam 549
tỉ đồng (15%).
Sau khi Dự án hoàn thành, tuyến cống dọc đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp sẽ có đường
kính 1,8-2 m; tuyến cống dọc đường Nguyễn Tất Thành có đường kính 0,8-1,2 m. Dự án
cũng đầu tư, nâng cấp trạm xử lý nước thải (XLNT) Sơn Trà với công nghệ tiên tiến, có
khả năng xử lý 65.500 m3/ngày, đêm và trạm XLNT Phú Lộc là 83.000 m3/ngày, đêm.
Theo tính toán, đến năm 2030, lượng nước thải qua Trạm XLNT Sơn Trà sẽ đạt 55.400
m3/ngày, đêm, trạm Phú Lộc là 112.000 m3/ngày, đêm, gấp nhiều lần mức xử lý hiện tại ở
cả 2 trạm. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhiều khách sạn mọc lên tại khu vực ven biển
bốn quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Hải Châu, Thanh Khê gây quá tải hệ thống thoát nước,
trong lúc các dự án nâng cấp cống xả triển khai chậm khiến tình hình ô nhiễm càng nghiêm
trọng. Trước thực trạng trên, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã ban hành văn bản khuyến nghị
hạn chế người dân, du khách tắm biển gần các cửa xả
Môi trường nước hồ Hạnh phúc (Hải Phòng) đã hồ i sinh nhờ công nghê ̣thiên nhiên
Bakture của Nhâ ̣t Bản
Sau hai tháng triể n khai Dự án làm sạch nước hồ Hạnh phúc bằng công nghệ Bakture do
Tập đoàn Seibu Steel Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE)
tài trợ và thực hiện, ngày 17/7/2017, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải
Phòng phối hợp với Sở Xây dựng và UBND quận Kiến An tổ chức Họp báo công bố kết
quả xử lý ô nhiễm môi trường nước hồ Hạnh phúc.

TSKH.Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phát
biể u tại buổ i họp báo

Theo kế t quả quan trắ c do Viê ̣n Tài nguyên và Môi trường Biể n công bố cho thấ y, sau
gần 2 tháng kể từ lúc bắt đầu xử lý nước hồ Ha ̣nh Phúc, các thông số môi trường đã hầu
như đạt yêu cầu theo cột B2 và đang tiến tới cột B1 của QCVN. Các thông số như TSS
(34,7 mg/l) đã gần đạt đến cột A2 (nước dành cho sinh hoạt <30 mg/l); Nitơ tổng và
phosphat cũng đã gần đạt yêu cầu cho nước sinh hoạt; Mức độ ô nhiễm giảm đi rõ rệt; Độ
trong suốt đạt đến 60 - 67 cm. Nước hầu như không bốc mùi hôi và khó chịu. Nhìn chung,
quá trình xử lý của bột Bakture đạt yêu cầu về tiến độ và chất lượng. Như vậy, chỉ sau gần
2 tháng sử dụng Bakture, các chỉ số môi trường trước khi xử lý từ gấ p 3 lầ n so với Quy
chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về nước mă ̣t (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) thì nay gần như đã
nằ m trong giới ha ̣n cho phép và mùi (amoniac) đã hoàn toàn không còn. Điều này chứng
minh công nghệ của Nhật Bản có tính chính xác và hiệu quả rất cao, đặc biệt nguyên liệu
hoàn toàn thiên nhiên, rất thân thiện với môi trường. Theo tính toán của các chuyên gia
Nhật Bản, dự kiến đến tháng thứ 3 (17/8/2017), các thông số môi trường có thể đáp ứng
hoàn toàn cột B2 và thậm chí là cả cột B1 của Quy chuẩn môi trường Việt Nam.
Mẫu nước sau khi xử lý, ngày 10/7/2017

Bột Bakture được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, bằng công nghệ riêng biệt với
nguyên liệu chủ yếu là đá núi lửa dạng tổ ong, xốp. Giúp thúc đẩy quá trình tự làm sạch của
môi trường thông qua phát huy tối đa năng lực phân giải các chất bẩn, độc hại… bởi các vi
sinh vật có lợi sẵn có trong môi trường. Sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản
và được tổ chức UNIDO công nhận về công dụng làm sạch môi trường. Bakture là viết tắt
của cụm từ tiếng Anh "back to the nature" - trở về với tự nhiên. Công nghệ này đã xử lý
thành công tại 300 điểm ô nhiễm trên khắp nước Nhật bao gồm khu vực nước thải công
nghiệp, cơ sở chăn nuôi, nước hồ, ao ô nhiễm do tù đọng và được giới thiệu và thử nghiệm
tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Lào, Inđônêxia, Thái Lan.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Bakture với các chất xử lý môi trường ở dạng kết tủa, hấp
phụ chính là kích hoạt, phát triển khả năng tự phân giải của các vi sinh vật có lợi trong môi
trường. Thực tế cho thấy, kết tủa và hấp phụ thực chất là phương pháp làm lắng đọng và
thu gom các chất có hại, chất bẩn. Khi quan sát bằng mắt thường thì nước có thể sạch, tuy
nhiên, do các chất bẩn và chất có hại chỉ được xử lý dưới dạng kết tủa, lắng đọng, hấp phụ
nên những chất bẩn vẫn còn lưu lại. Vì vậy, 2 phương pháp này chưa xử lý được tận gốc
vấn đề ô nhiễm nước. Hơn nữa, các chất có hại và chất bẩn sau khi được lắng đọng và hấp
phụ nếu không được xử lý thì lại chính là một trong những nguyên nhân gây phát sinh chất
có hại và chất bẩn khác sau này. Bakture là phương pháp xử lý phân giải làm biến chất có
hại và chất bẩn thành chất không có hại. Nó có khả năng tự làm sạch, giúp giảm công sức
lao động vả chi phí để loại bỏ các cặn bã sau khi được cho lắng đọng và hấp phụ.
Hồ Hạnh phúc đã trong xanh trở lại sau hai tháng được xử lý

Ông Nguyễn Tuấ n Anh - Chủ tich ̣ HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật
Việt (JVE) đơn vi ̣tài trơ ̣ cho biế t, bên ca ̣nh viê ̣c xử lý hiệu quả đối với nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, nước ao đầm, sông ngòi bị ô nhiễm, xử lý mùi ở cơ sở chăn nuôi…
Bakture còn ứng dựng xử lý hiệu quả tại khu vực đất bị nhiễm chất độc màu da cam dioxin,
cải thiện môi trường dinh dưỡng trong đất… Dự kiến trong thời gian tới Công ty sẽ tài trợ
xin thí điểm xử lý một số điểm ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay ở Việt Nam như hồ Hoàn
Kiếm, sông Tô lịch (Hà Nội), cũng như các hộ nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do Formosa
ở 4 tỉnh miền Trung để chứng minh công nghệ thiên nhiên này của Nhật Bản.

Lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hải Phòng trao Giấy khen
cho chuyên gia Nhật Bản và Viê ̣t Nam tham gia xử lý môi trường hồ Hạnh Phúc
2. Dài hạn

Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và
cải thiện hệ thống vệ sinh

Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tăng cường khả năng tiếp cận hệ
thống vệ sinh đạt yêu cầu, nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm đặc biệt ở những vùng
nông thôn với khoảng 30% dân số chưa được tiếp cận. Ở vùng đô thị, mặc dù tỷ lệ tiếp cận
đã cao (trên 90%), vẫn chỉ có 10 đến 15% nước thải và khoảng 5% chất thải rắn được xử lý.
Điều này có nghĩa rằng đại đa số nước thải và chất thải rắn đã được thải ra môi trường
không qua xử lý, gây nên nguy cơ đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ con người và môi trường.

Việc thiếu điều kiện tiếp cận đủ nước uống và hệ thống vệ sinh an toàn là một trong những
yếu tố chính dẫn tới hiện tượng thấp còi của trẻ em, tức là những trẻ em dưới năm tuổi thấp
hơn rất nhiều so với khả năng phát triển chiều cao đúng mức của độ tuổi. Vệ sinh yếu kém
dẫn tới tiêu chảy kéo dài và ảnh hưởng khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ kể cả trong điều
kiện đầy đủ dinh dưỡng. Hiện tượng thấp còi cũng liên quan tới sự phát triển về trí tuệ - trẻ
thấp còi ít khả năng đạt được tiềm năng trí tuệ, điều này cũng gây ra tác động lên tiềm năng
kinh tế. Và như vậy những điều này cũng tạo ra ảnh hưởng xấu cho sức cạnh tranh của Việt
Nam về kinh tế và kỹ thuật.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã cho thấy điều kiện vệ sinh yếu kém gây ra thiệt hại
đáng kể về tài chính và kinh tế ở Việt Nam. Thiệt hại tài chính phản ánh qua gia tăng chi
tiêu hoặc thất thu thu nhập do vệ sinh yếu kém tương đương khoảng 0,5% GDP hàng năm,
trong khi thiệt hại trong phúc lợi xã hội toàn dân tương đương 1,3% GDP cả nước

Kể từ năm 1994, tỉnh Bắc Ninh đã và đang hưởng lợi từ mười dự án của Ngân hàng Thế
giới (với tổng trị giá trên 35 triệu đô la Mỹ). Bắc Ninh là một đối tác quan trọng lâu dài đối
với Ngân hàng Thế giới, và hiện đang tham gia chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch
và Vệ sinh dựa trên kết quả của Việt Nam, dự án sẽ hỗ trợ một số vùng nông thôn trong
tỉnh để gia tăng tỷ lệ tiếp cận nước sạch và an toàn cũng như cải thiện các hệ thống vệ sinh

trên cơ sở đánh giá những tác động xấu của hệ thống vệ sinh yếu kém, Ngân hàng Thế giới
đã hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển và xuất vốn rất nhiều dự án về nước và vệ sinh.
Danh mục đầu tư các dự án về nước và phát triển của Ngân hàng Thế giới hiện nay vượt
quá 2 tỷ đô la Mỹ. Hai dự án nông thôn hiện đang nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ và
bền vững trong khoảng 30 tỉnh, trong số đó nhiều tỉnh có cộng đồng người thiểu số lớn. Ở
khu vực thành thị, những gói đầu tư lớn đã hỗ trợ cho những thành phố như Thành phố Hồ
Chí Minh (500 triệu đô la) và Đà Nẵng, và một số thành phố ven biển như Nha Trang, Phan
Rang, Quy Nhơn, và Đồng Hới. Nhiều dự án đầu tư đến nay đã góp phần đáng kể trong
việc phát triển du lịch và tăng cường khả năng phục hồi do biến đổi khí hậu.

“Mặc dù đã có nhiều dự án đầu tư lớn và được hỗ trợ bởi các đối tác khác trong lĩnh vực
phát triển, trong tương lai nhu cầu vốn vẫn còn rất lớn. Số liệu thống kê cũng cho thấy,
khoảng 1,6 triệu người mỗi năm sẽ cần được sử dụng hệ thống xử lý nước thải (ở vùng đô
thị) và khoảng 2 triệu người mỗi năm cần sử dụng nhà tiêu đạt tiêu chuẩn quốc gia (ở vùng
nông thôn). Do vậy, sẽ cần khoản vốn trên 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để đáp ứng những mục
tiêu này. Ngân hàng Thế giới luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thực hiện những nhu
cầu này và nhiều khả năng khối tư nhân cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự
thiếu hụt cơ sở hạ tầng về vệ sinh ngày một gia tăng này” - Đại diện Ngân hàng thế giới
cho biết.

Một số khuyến nghị: Áp dụng một quy hoạch tổng thể và dài hạn, một phương thức xử lý
tích hợp toàn diện cần được áp dụng cho cả hai hệ thống thoát nước. Sự cân bằng trong đầu
tư giữa các công trình xử lý và các khía cạnh liên kết cũng cần cải thiện; (ii) Không chỉ chi
tiêu vốn (CAPEX) mà cả các chi phí vận hành và bảo dưỡng (OPEX) cũng cần được xem
xét thận trọng và hợp lý; (iii) Những quy định và thể chế trong lĩnh vực thoát nước và nước
thải cần được rà soát và sửa đổi khi cần thiết; và (iv) Tính bền vững của dự án cần được
xem xét và cải thiện, đặc biệt là khi phí nước thải và chi phí phục hồi tăng theo quy định
của Nghị định 80

Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nhận thức của lớp trẻ về việc bảo vệ
nguồn tài nguyên nước

- Nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Cầu
Với chiều dài khoảng 290 km, sông Cầu là con sông quan trọng trong hệ thống sông Thái
Bình và là huyết mạch giao thông đường thủy gắn kết kinh tế - văn hóa giữa các địa
phương với tổng lượng nước hàng năm khoảng 4,5 tỷ m³/ngày, đêm. Tuy nhiên, trong quá
trình khai thác nguồn tài nguyên phát triển kinh tế, lưu vực sông Cầu ngày càng bị ô nhiễm
bởi tình trạng khai thác khoáng sản, làng nghề và các khu công nghiệp trải dài trên 6 tỉnh có
dòng sông chảy qua, gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải
Dương và một phần Hà Nội. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường các lưu vực sông, trong đó
có lưu vực sông Cầu, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật
Bản (JICA) triển khai Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước lưu vực sông,
với mục tiêu nâng cao năng lực thực thi hoạt động quản lý môi trường nước của Bộ
TN&MT và một số Sở TN&MT
Các em học sinh trường PTTH Chuyên Bắc Giang thực hiện việc lấy mẫu
và phân tích mẫu nước sông Cầu
nghiệm này để các em học sinh có thể hiểu thêm thực trạng môi trường nước mặt lưu vực
sông Cầu hiện nay, đánh giá nhanh mức độ ô nhiễm dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản trong
môi trường nước sông và nhận thức được tầm quan trọng về công tác bảo vệ môi trường
nước.
Theo ông Keichi Takahashi - Cán bộ tư vấn, chuyên gia quản lý dữ liệu, công bố thông tin
và nâng cao nhận thức cộng dồng của Dự án Tăng cường năng lực quản lý môi trường nước
LVS, việc lựa chọn máy đo Multi Meter và bộ thử nhanh test kit là do các thiết bị này rất
đơn giản, dễ sử dụng, giúp các em học sinh dễ dàng nhận biết các chỉ tiêu, cũng như chất
lượng nước tại 3 điểm lấy mẫu. Các thiết bị quan trắc trên được sản xuất tại Nhật Bản và
hiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để phân tích nhanh các thông số
trong môi trường. Trong 3 buổi trải nghiệm, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ Chi cục
BVMT Bắc Giang, Công ty Môi trường Đất Việt và chuyên gia Dự án, tất cả các em học
sinh có thể tự đo chất lượng nước sông bằng bộ thử nhanh. Kết quả phân tích được so sánh
giữa 3 điểm và so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt, cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng
công nghệ xử lý phù hợp; hoặc dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi; hoặc các mục đích sử
dụng giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng thấp). Theo đó, giá trị
giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định như sau: Nồng độ pH nằm
trong khoảng 6 - 8.5, COD là 15 mg/l, NH4+ là 0,3 mg/l và Fe là 1 mg/l. Qua 3 đợt lấy mẫu
và phân tích của các em học sinh, kết quả cho thấy, trong cả 3 đợt, chỉ tiêu pH và Fe tại 3
điểm phân tích (Cầu Vát, huyện Hiệp Hòa; Cầu Đáp Cầu, huyện Việt Yên; cầu Yên Lư,
huyện Yên Dũng) đều nằm trong giới hạn cho phép; 2 chỉ tiêu COD và NH 4+ đã vượt quy
chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột A2. Nồng độ các chất ô nhiễm COD và NH4+ giảm
dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn của 3 điểm phân tích.

Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2017 và ngày Nước Thế giới (22/3), tại trường Tiểu học
Bến Tre, thành phố Bến Tre đã diễn ra Lễ Phát động Chương trình “Mizuiku – Em yêu
nước sạch” năm 2017 với sự tham gia của hơn 200 thầy cô giáo, cán bộ phụ trách thiếu nhi
các huyện, thị, thành phố và hơn 1.300 học sinh tỉnh Bến Tre

Khởi động từ năm 2015, đến nay, Chương trình đã đạt được những kết quả ấn tượng như
Tổ chức hơn 400 lớp học cho khoảng 5.000 học sinh; 16 Ngày hội nước cho hơn 7.700 học
sinh, 15 chuyến tham quan nhà máy SPVB cho 1.300 học sinh; xây dựng, cải tạo cơ sở vật
chất, hệ thống lọc nước tại 16 trường tiểu học tham gia dự án cùng hàng nghìn học sinh,
thầy cô giáo và người dân tại các địa phương ghi nhận những tín hiệu tích cực từ dự án.
Năm 2017, dự án “Mizuiku – Em Yêu Nước Sạch” sẽ từng bước mở rô ̣ng quy mô triể n
khai trên cả nước với sự tham gia của 30 trường tiể u ho ̣c ta ̣i tin̉ h Bắ c Ninh, Hà Nội, Tp. Hồ
Chí Minh và Bến Tre.

Các hoạt động chính của dự án bao gồm Triển khai lễ phát động tại tỉnh Bến Tre; Tặng bộ
tài liệu chương trình cho 10 trường tiểu học đã tham gia dự án năm 2016; Tổ chức tập huấn
cho đội ngũ Tình nguyện viên, lực lượng giáo viên tổng phụ trách Đội, giáo viên trực tiếp
giảng dạy khối lớp 3, 4 tại các trường được lựa chọn triển khai chương trình; Tổ chức các
lớp học tuyên truyền giáo dục về nước, Ngày hội Hiệp sỹ nước sạch, các chuyến tham quan
nhà máy SPVB cho học sinh các trường tham gia dự án; Dự kiến xây dựng 11 công trình
nước sạch tại các trường Tiểu học và tại cộng đồng…

Đây là một chương trình mang tính tuyên truyền giáo dục có ý nghĩa thực tế cao, dự án tập
trung vào việc giáo dục cho trẻ em về vai trò của tài nguyên nước trên trái đất, từ đó giúp
các em đảm bảo an toàn vệ sinh nước và góp phần duy trì tài nguyên nước cho thế hệ mai
sau.
Dự án do Tập đoàn Suntory Holdings Ltd. (Nhật Bản) khởi xướng và triển khai tại Nhật
Bản. Việt Nam là đất nước đầu tiên ngoài Nhật Bản được Tập đoàn Suntory chọn để triển
khai chương trình
- Công nghệ xanh cho môi trường nước bền vững
Từ ngày 14-16/10/2017, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế Công nghệ xanh cho môi
trường nước bền vững với 8 phiên thảo luận, cập nhật khoa học công nghệ mới nhất về cấp
nước, xử lý nước thải và tái sử dụng nước; phục hồi tài nguyên từ nước thải; quản lý tài
nguyên nước; xử lý nước bằng công nghệ Nano. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi
trường Nguyễn Thế Đồng tham dự và phát biểu tại Hội thảo
Trước bối cảnh dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, tài nguyên dần cạn kiệt, tình trạng suy
thoái các hệ sinh thái thủy sinh và việc chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu, việc phát
triển công nghệ không gây hại cho môi trường (công nghệ xanh) trong lĩnh vực tài nguyên
nước trở nên vô cùng cấp thiết.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng cho
biết, công nghệ xanh trong quản lý bền vững môi trường nước là một trong những giải pháp
Việt Nam hướng tới để giải quyết các vấn đề trong nước và hướng tới phát triển bền vững.
Ngoài khung pháp lý đã được thành lập, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Quỹ Phát triển
Khoa học và Công nghệ để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tiến hành
nghiên cứu và chuyển đổi, đổi mới và nâng cao công nghệ xanh, bao gồm lĩnh vực quản lý
môi trường nước. Với sự phát triển của công nghiệp 4.0, công nghệ không gây hại cho môi
trường (công nghệ xanh) hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam, góp phần tái tạo
và phát triển nguồn nước bền vững.
Theo giáo sư Ngô Hữu Hào thuộc Đại học công nghệ Sydney - Chủ tọa Hội thảo, công
nghệ xanh có thể sử dụng trong phát triển bền vững nước để hỗ trợ sự phát triển của các
ngành công nghiệp mới, tạo ra nhiều đổi mới công nghệ cho thị trường nước cũng như vị
thế của những quốc gia nắm bắt được công nghệ này. Nhờ đó, bất cứ một loại nước thải
nào cũng có thể được tái sử dụng và công nghệ xanh có thể được ứng dụng vô cùng rộng
rãi tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật Furuta Motoo, 1 trong 5 đơn vị tổ chức
Hội thảo khẳng định, công nghệ môi trường là một trong những lĩnh vực mà nhà trường ưu
tiên phát triển. Vì vậy, nhà trường cam kết luôn nỗ lực sáng tạo và hành động vì một môi
trường nước bền vững.
Đây là lần đầu tiên Hội thảo quốc tế Công nghệ xanh cho môi trường nước bền vững được
tổ chức tại Việt Nam, bởi 5 trường đại học nổi tiếng trên thế giới gồm: Đại học Công nghệ
Sydney (Australia), Đại học Wollongong (Australia), Đại học Bách khoa Thiên Tân (Trung
Quốc), Đại học Việt Nhật, và Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại
Hội thảo, các đại biểu được cập nhật khoa học công nghệ mới nhất về cấp nước, xử lý nước
thải và tái sử dụng nước; phục hồi tài nguyên từ nước thải; quản lý tài nguyên nước; xử lý
nước bằng công nghệ nano; các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như công nghệ sản xuất dầu từ
nước biển và nước thải công nghiệp bằng vi tảo chloroccum sp Rap - 13, tích hợp hệ thống
tái sinh và sử dụng nước ứng dụng cho các quốc gia châu Á; công nghệ phân hủy yếm khí
chất thải thực phẩm để tái tạo nguồn nước thải; xử lý sinh học nước thải ao tôm bằng kỹ
thuật SBR: ứng dụng vật liệu Nano trong làm cấp nước và xử lý nước thải…
- Khuyến nghị một số giải pháp KSONN, trong đó có vấn đề ô nhiễm nước từ hóa chất
nói riêng
Hoàn thiện khung chính sách: Xác định các trọng tâm ưu tiên trong công tác KSONN trên
toàn quốc trong giai đoạn từ nay tới năm 2020 để đề xuất Thủ tướng Chính phủ những định
hướng Chiến lược mang tầm quốc gia và cho từng địa phương.
Tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ để quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi
trường, tập trung ưu tiên kiểm soát các nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
cao: Thống kê, quản lý các nguồn thải; tăng cường các biện pháp giám sát tại nguồn đối với
các nguồn thải lớn, nguồn thải có nguy cơ phát sinh hóa chất độc hại… bằng các biện pháp
chuyên biệt (như quan trắc tự động liên tục, kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất, thiết lập
đường dây nóng, xây dựng cơ chế giám sát dựa vào cộng đồng …); Rà soát, đánh giá, công
bố các công nghệ xử lý nước thải, xử lý ô nhiễm môi trường nước phù hợp để các tổ chức,
cá nhân lựa chọn, áp dụng
Tổ chức thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm theo dõi diễn biến chất lượng môi trường
nước các lưu vực sông, các lưu vực nước kín… Tăng cường kiểm soát ô nhiễm xuyên biên
giới, trong đó tập trung quan trắc đối với các dòng sông xuyên biên giới, môi trường biển;
Xây dựng kế hoạch, tăng cường năng lực nhằm chủ động trong phòng ngừa, ứng phó, khắc
phục hậu quả môi trường do sự cố thiên tai và nhân tạo gây ra đối với môi trường nước
Nâng cao năng lực thực thi công tác kiểm soát ô nhiễm nước ở cấp Trung ương và địa
phương: Xây dựng cơ chế và nền tảng pháp lý, kỹ thuật cho việc tiếp nhận - xử lý thông tin
về ô nhiễm môi trường nước dựa vào cộng đồng; Xây dựng đội ngũ “phản ứng nhanh”
trong phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường nước do
sự cố thiên tai và nhân tạo; Đẩy mạnh việc áp dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và
công nghệ về theo dõi, phát hiện, ngăn chặn, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường nước…
Đối với việc xử lý và phục hồi chất lượng nguồn nước cần quy định chi tiết và cụ thể về xử
lý nguồn thải; Theo dõi, phát hiện khu vực ô nhiễm; Điều tra, xác định mức độ, phạm vi,
nguyên nhân gây ô nhiễm; Xác định trách nhiệm của đối tượng gây thiệt hại, xử lý đền bù
thiệt hại; Cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường nước, phân công và đề xuất phương
thức thực hiện (công nghệ xử lý); Phát hiện, khoanh vùng, cô lập nguồn gây ô nhiễm, xác
định cụ thể trách nhiệm của UBND tỉnh/thành phố thượng nguồn dòng nước phối hợp với
ủy ban nhân dân các tỉnh vùng hạ nguồn trong điều tra, phát hiện xác định nguồn gây ô
nhiễm
Vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong kiểm soát ô nhiễm nước: Quy định cụ thể
về chức năng giám sát ô nhiễm nước của các cấp quản lý nhà nước (Quốc hội; Chính phủ;
Các Bộ/ngành và chính quyền địa phương; Vai trò các tổ chức xã hội, đoàn thể và cộng
đồng dân cư; Thúc đẩy các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ
người dân giám sát môi trường nước
Cơ chế xử phạt và khuyến khích những điển hình trong kiểm soát ô nhiễm nước: Người
lãnh đạo cơ sở gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm đền bù cho tác hại gây ô nhiễm của cơ sở
mình; Khi gây tác hại nghiêm trọng, có thể bị quy các tội danh hình sự; Cơ chế tài chính
khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm nước
Công nghệ: Có chính sách hỗ trợ về tri thức và tài chính cho các hoạt động ứng dụng công
nghệ trong xử lý, kiểm soát ô nhiễm nước, đặc biệt là các công nghệ dựa trên vi sinh, phi
hóa chất
Tăng cường công tác truyền thông: Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong giám sát,
phát hiện ô nhiễm nước, đồng thời nêu gương các doanh nghiệp tốt trong kiểm soát ô
nhiễm nước; Người dân có quyền được tiếp cận các thông tin về ô nhiễm nước và chất
lượng nước
Trách nhiệm giải trình của chính quyền và doanh nghiệp: Quyền của người dân được biết
thông tin, được chất vấn chính quyền hoặc doanh nghiệp/chủ đầu tư về hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước; Vai trò của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong
kiểm soát ô nhiễm nước
VI. Kết luận
1. Tổng thể

Qua các số liệu và hình ảnh đã trình bày ở trên ta có thể nhận thấy rằng vấn đề ô

nhiễm môi trường nước là một vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay. Những
con số về các dòng sông, ao hồ… bị ô nhiễm, hay những người mắc bệnh do nguồn
nước bị ô nhiễm gây ra được thống kê ngày càng gia tăng.
Từ đó dấy lên một mối lo ngại về sức khỏe và môi trường sống của con người ngay
hiện tại và trong tương lai.Chính phủ cũng đã có những biện pháp nhằm cải thiện

vấn đề này nhưng nhìn chung thì hiệu quả vẫn chưa cao do việc quản lý và tiến
hành chưa chặt chẽ.
Vì vậy để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng
mỗi người chúng ta nên tự giác trong cuộc sống sinh hoạt: xử lý rác thải sinh hoạt,
không xả rác nơi công cộng, đấu tranh phản đối các hành vi gây ô nhiễm môi
trường… Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

2. Xu hướng
2.1. Một số xu hướng đề xuất trong tương lai để có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm
nguồn tài nguyên nước ở nước ta
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo về môi trường, đặc biệt là về tài nguyên
nước, trong đó những chế tài xử phạt phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối
tượng vi phạm
- Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường, nhất là hệ thống xử lí nước thải,
chất thải sau hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, nhà máy theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt
đẹp và một nguồn tài nguyên nước tinh khiết hơn với con người
- Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường, phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa các lực lương thanh tra môi
trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp và cục tài nguyên môi trường nhằm
phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường,
tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân
- Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
môi trường, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này
- Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng
nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện
các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan,
thiếu đồng bộ
- Chú trọng nâng cao ý thức người dân về việc giữ gìn an toàn vệ sinh môi trường, tài
nguyên nước, tổ chức các buổi họp báo, hội đàm nhằm khuyến khích tinh thần trách
nhiệm của người dân.
2.2. Một số nghiên cứu sưu tầm

Cải thiện chất lượng môi trường nước hồ đô thị bằng phương pháp Riplox kết hợp chế
phẩm hóa học LOLO-pH104
Quy trình Riplox kết hợp bổ sung chế phẩm hóa học LOLO - pH104 được thiết lập để xử lý
ô nhiễm cho hồ đô thị. Hồ Hữu Tiệp - B52, một hồ du lịch cảnh quan và có ý nghĩa lịch sử,
nằm ở trung tâm TP. Hà Nội được lựa chọn để nghiên cứu thử nghiệm. Trong quá trình thử
nghiệm, ngoài các giải pháp xử lý bằng hóa chất, các quy trình cải tạo và bảo tồn hồ như:
thả bè thực vật thủy sinh, phun nước làm giàu oxy... cũng đã được triển khai. Với quy trình
kỹ thuật tổng hợp ứng dụng, hồ đô thị bị ô nhiễm nặng được xử lý, chất lượng nước hồ mức
B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Hồ đảm bảo được cảnh quan môi trường và góp
phần điều tiết vi khí hậu cho các khu dân cư xung quanh.
Hồ Hữu Tiệp - B52, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội có diện tích 1.393m2 và
chiều sâu mực nước trung bình khoảng 1,5m với thể tích nước khoảng: 2.090m3 . Hồ có
nguồn gốc một khúc sông bị lấp, chỉ còn lại một phần và sau này phần đó trở thành hồ Hữu
Tiệp. Năm 1972, một chiếc máy bay B52 của Mỹ bị bộ đội phòng không bắn nổ thành
nhiều mảnh, thân và cánh máy bay rơi xuống hồ. Xác máy bay trở thành di tích lịch sử về
chiến thắng của nhân dân ta và hàng ngày có nhiều khách khách du lịch trong và ngoài
nước đến tham quan. Với vai trò là hồ đô thị, hồ Hữu Tiệp còn đóng vai trò điều tiết nước
mưa, vui chơi giải trí cho nhân dân trong khu vực...
Tuy nhiên, do tiếp nhận nước thải chưa qua xử lý, rác thải xung quanh đổ vào, nước hồ
không được lưu thông với thủy vực xung quanh và trong một thời gian dài bùn cặn không
được nạo vét, hồ Hữu Tiệp trở thành ao tù, ô nhiễm nặng mức α-mezoxaprobe và mùi hôi
thối từ đó phát tán xung quanh. Nhiều chỉ tiêu chất lượng nước như oxy hòa tan (DO),
COD, BOD5,TSS,... trong nước hồ không đạt mức B2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Nhận thấy sự cấp thiết đó, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) phối hợp với Công ty
WWWS (Mỹ) dưới sự tư vấn giám sát của Chi cục BVMT- Sở TN&MT Hà Nội, đã tiến
hành triển khai dự án “Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước và môi trường cảnh quan
Hồ Hữu Tiệp-B52, TP.Hà Nội” nhằm đưa những giải pháp công nghệ mới vào trong việc
xử lý ô nhiễm nước và cải tạo môi trường cảnh quan hồ Hữu Tiệp, góp phần đảm bảo môi
trường sống xung quanh khu vực phường Ngọc Hà.
Phương pháp Riplox với tổ hợp các loại hóa chất thân thiện với môi trường: FeCl 3,CaO,
Ca(NO3)2 là phương pháp phổ biến để làm sạch nước hồ mà không phải nạo vét bùn trầm
tích ở một số nước như Mỹ, Trung Quốc,... . Cơ chế xử lý nước bị ô nhiễm bằng cách này
là diệt một phần tảo, tạo kết tủa, ổn định pH trong nước và tiếp tục oxy hóa các chất hữu
cơ trong trầm tích bùn đáy bằng hô hấp kị khí nhờ oxy từ nitrat (NO3-). Một số chế phẩm
hóa học được tổ hợp trên cơ sở các hóa chất nền Riplox đã được ứng dụng để xử lý ô nhiễm
nước hồ ở Hà Nội, ví dụ như Redoxy-3C...
LOLO là loại chế phẩm do AIC nghiên cứu sản xuất kết hợp với pH104 của WWSL (Mỹ)
có khả năng tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh, mầm tảo. LOLO được chiết xuất
từ thành phần tự nhiên có sẵn như vỏ tôm, vỏ cua biển (Chritosan), tảo, bột nghệ (nano
nghệ)... kết hợp với các chất phụ gia khác, có độ pH cân bằng sử dụng cho việc xử lý nước
thải và làm sạch nước hồ. pH104 là dung dịch của ion đồng có hoạt tính diệt tảo cao, kết
hợp với phức chất vòng thơm trong nước để ở trạng thái lơ lửng, tránh được các vấn đề kết
tủa thường gặp trong xử lý nước thải thông thường. Đây là biện pháp diệt vi khuẩn và tảo
bằng cách can thiệp vào quá trình trao đổi chất của sinh vật, tiêu diệt khả năng tái sản sinh
của chúng, khác hẳn với quá trình làm sạch bằng clo trong công nghệ xử lý nước hiện nay.
Quy trình Riplox kết hợp bổ sung tổ hợp hóa chất LOLO-pH104 được đề xuất để xử lý ô
nhiễm nước hồ Hữu Tiệp. Đây là khâu cơ bản trong nội dung thực hiện dự án cải thiện chất
lượng nước và môi trường cảnh quan hồ Hữu Tiệp.
- Quy trình xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Hữu Tiệp
Quy trình tổng hợp xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước và bảo tồn môi trường cảnh
quan hồ đô thị được đề xuất trong nghiên cứu của Trần Đức Hạ, 2016. Mục đích xử lý ô
nhiễm và tăng cường quá trình tự làm sạch để cải thiện chất lượng nước hồ Hữu Tiệp, cu ̣
thể : Hạn chế nguồn thải vào hồ bằng lắp đặt các đường ống tách nước thải sinh hoạt xung
quanh ra khỏi hồ và làm vệ sinh khu vực xung quanh hồ; xử lý lượng ô nhiễm tồn dư và
bùn thải trầm tích trong hồ bằng quy trình Riplox kết hợp bổ sung chế phẩm Lolo-pH104;
tăng cường quá trình tự làm sạch bằng các biện pháp: cung cấp oxy cưỡng bức bằng vòi
phun nước, thả bè thực vật thủy sinh… và bảo tồn môi trường cảnh quan hồ bằng các giải
pháp thể chế và tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng. Trên cơ sở này, nội dung cải thiện
chất lượng nước hồ Hữu Tiệp trình bày trong Bảng 1 với các bước triển khai sau.
Hình 1. Vị trí hồ Hữu Tiệp - B52 và tình trạng ô nhiễm trước khi thực hiện dự án

- Bước 1: Xử lý nước hồ bằng phương pháp RIPLOX. Sử dụng các chất hóa học FeCl 3, CaO,
Ca(NO3)2 để diệt một phần tảo, tạo kết tủa, ổn định pH trong nước và phân hủy hữu cơ bùn đáy. Đầu
tiên hóa chất FeCl3 được pha với nước, sau đó phun khắp mặt hồ để keo tụ các chất lơ lửng, tảo xuống
đáy bể. Trong quá trình phun FeCl3 sẽ làm độ pH trong nước giảm. Sau khi phun FeCl3, tiến hành đo
pH nước hồ, nếu pH nước hồ dưới 7,0 thì tiến hành cấp CaO để nâng pH lên 7,2-7,5. Sau đó dùng
Ca(NO3)2 pha loãng phun khắp mặt hồ.
- Bước 2: Xử lý triệt để các tác nhân ô nhiễm còn lại bằng chế phẩm LOLO- pH 104. Các Nước hồ
tiếp tục được xử lý bằng chế phẩm LOLO- pHL104 để xử lý triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh và các
loài tảo lam, tảo bậc cao khác còn lại.
- Bước 3: Lắp đặt bè thủy sinh trên mặt hồ vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa có tác dụng cải tạo
môi trường nước. Loại thực vật thủy sinh được lựa chọn là thủy trúc (Cyperus involucrata Poiret ) cây
thân thảo, có bộ rễ rất lớn dễ hấp thụ chất hữu cơ và kim loại nặng có trong nước [2]. Đài phun nước
được lắp đặt để làm tăng quá trình xáo trộn nước, tăng cường làm giàu oxy, tạo cảnh quan và làm cho
hồ thêm sinh động.
- Các bước cải thiện chất lượng nước và bảo tồn hồ đô thị
Các bước Giải pháp Mục đich
Bước 1: Hạn Ngăn nước thải chảy vào nhưng vẫn đảm bảo chức
chế nguồn thải năng điều hòa nước mưa của hồ, đồng thời duy trì
vào hồ lượng nước bảo đảm cảnh quan của hồ.

- Tạo lập quá trình keo tụ và tuyển nổi để tách vi tảo,


dầu mỡ và các chất ô nhiễm phân tán tinh trong nước
hồ;
- Cung cấp lượng oxy dưới dạng liên kết cho vi
khuẩn kị khí oxy hóa các chất ô nhiễm hữu cơ;
- Duy trì lâu dài nồng độ oxy hòa tan trong nước và
Bước 2: Xử lý trong bùn trầm tích.
lượng ô nhiễm
tồn dư trong hồ

Giảm lượng ô nhiễm hữu cơ, vi tảo, kim loại nặng,…


trong nước và bùn trầm tích, phục hồi khả năng tự
làm sạch của hồ.
- Cung cấp oxy thường xuyên cho hệ sinh vật trong
hồ;
- Tạo điều kiện xáo trộn, tăng chế độ động, hạn chế
Bước 3: Tăng quá trình phân tầng và phân vùng cũng như tăng tỉ lệ
cường quá nước được chiếu sáng trong hồ;
trình tự làm
sạch nước hồ - Kết hợp tạo cảnh quan và vui chơi giải trí trong hồ.
- Tăng cường quá trình làm giàu oxy tự nhiên cho hồ;
- Tạo cảnh quan cho hồ.
- Theo dõi diễn biến chất lượng nước hồ và cảnh báo
ô nhiễm;
- Làm sạch và hạn chế chất thải xả vào hồ; thu hồi
Bước 4: Bảo sinh khối thực vật để chống ô nhiễm thứ cấp.
vệ môi trường
và duy trì lâu
dài chất lượng
nước hồ đã - Phân rõ trách nhiệm trong việc BVMT hồ và quyền
được cải thiện hạn trong khai thác sử dụng hồ;
- Xây dựng ý thức và nâng cao nhận thức cho cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh
quan khu vực hồ.
Do hồ đô thị tiếp nhận chủ yếu nước mưa và nước thải sinh hoạt nên hiện trạng chất lượng
nước hồ được đánh giá bằng các chỉ tiêu: nhiệt độ, pH, độ trong, độ màu, DO, COD, BOD5,
N-NH4, N-NO3-, P-PO43-, H2S, chlorophyl A, coliform... Ngoài ra, một số chỉ tiêu kim loại
nặng khác cũng được dùng để đánh giá chất lượng bùn trầm tích. Các mẫu nước và mẫu
bùn được lấy theo các TCVN (ISO) hiện hành do Trung tâm Phân tích và công nghệ môi
trường - Viện Nghiên cứu Da giày phân tích.
- Kết quả xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước hồ Hữu Tiệp
Dự án thử nghiệm “Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước và môi trường cảnh quan hồ
Hữu Tiệp” được triển khai từ tháng 9/2016 đến tháng 2/2017. Đối với 2090 m3 nước hồ bị
ô nhiễm với mức độ polysaprobe (P), quá trình tiến hành gồm:
Chuẩn bị xử lý: từ 15/9/2016 đến 29/9/2016 khảo sát, lấy mẫu nước và tuyên truyền giới
thiệu cộng đồng;
Tách nước thải ra khỏi hồ: từ 29/9/2016 đến 27/10/2016 lắp đặt đường ống từ các điểm xả
nước thải vào hồ đường cống thoát nước thành phố;
Xử lý bằng hóa chất Riplox: từ 27/10/2016 đến 6/12/2016 phun tuần tự các hóa chất 210 kg
FeCl3,100 kg CaO và 162,5 kg Ca(NO3)2 vào hồ;
Xử lý triệt để ô nhiễm: từ 6/12/2016 đến 4/1/2017 phun tổ hợp dung dịch pha loãng bao
gồm 69 L pH104 và 3 kg LOLO (dạng bột christosan và nghệ nano) có bổ sung 50 kg
FeCl3, 50 kg Ca(NO3)2 và 35 kg CaO vào hồ;
Bảo tồn hồ: từ 4/1/2017 lắp đặt vòi phun nước, 2 bè thực vật thủy sinh và theo dõi chất
lượng nước hồ đến ngày 3/3/2017.
Diễn biến chất lượng nước hồ theo 2 thông số chính là DO và BOD5 qua 5 bước triển khai
được nêu trên

Sự thay đổi DO và BOD5 trong hồ Hữu Tiệp - B52 theo quá trình xử lý ô nhiễm

Biểu đồ cho thấy, sau khi dọn vệ sinh và tách nước thải ra khỏi hồ, nồng độ BOD5 trong
nước thải giảm xuống tuy nhiên với mức không đáng kể. DO có xu thế tăng lên từ 2 lên đến
trên 2,5 mg/L. Tuy nhiên, do hồ tù và khi bắt đầu đưa các loại hóa chất Riplox vào, một
phần tảo bị diệt nên lượng oxy bổ sung nhờ quá trình quang hợp giảm xuống, DO trong hồ
cũng giảm theo. Quá trình đông tụ và lắng các phần tử hữu cơ không hòa tan nhờ FeCl3 làm
cho BOD5 trong hồ giảm xuống rất nhanh từ trên 40 mg/L xuống dưới 20 mg/L trong suốt 6
tuần xử lý bằng quy trình Riplox. Đưa một lượng Ca(NO3)2 vào hồ để lắng đọng cùng bông
cặn xuống đáy như là một sự bổ cập oxy dưới dạng liên kết cho quá trình hô hấp kị khí
phân hủy chất hữu cơ ở lớp bùn cặn đáy hồ. Cuối giai đoạn xử lý theo quy trình Riplox, các
chất ô nhiễm trong nước hồ được giảm đáng kể, DO ổn định ở mức 3,0 đến 3,5 mg/L.
Quá trình đưa tổ hợp hóa chất LOLO-pH104 tiếp tục diệt tảo, kết bông các phần tử hữu cơ
phân tán tinh để lắng đọng xuống đáy hồ làm cho BOD5 trong nước hồ giảm từ 17 mg/L
xuống còn 8 mg/L. DO ổn định mức xấp xỉ 3,5 mg/L.
Bảo tồn hồ bằng các giải pháp bơm phun nước hồ trên bề mặt vừa làm giàu thêm oxy vừa
tạo chế độ động tăng cường quá trình xáo trộn nước hồ. Thả bè thực vật thủy sinh tạo điều
kiện cung cấp thêm oxy nhờ quá trình quang hợp cũng như tăng khả năng hấp thụ các chất
hữu cơ, kim loại nặng... trong nước lên bộ rễ của thủy trúc. Các giải pháp này giúp ổn định
chất lượng nước hồ nên sau 5 tuần triển khai, DO trong nước hồ tăng lên và ổn định ở mức
4,0 đến 4,5 mg/L và BOD5 giảm xuống còn 5 mg/L.
Tổng hợp các thông số chất lượng nước hồ lấy mẫu tại các thời điểm kết thúc giai đoạn xử
lý được nêu trên

Diễn biến các thông số ô nhiễm trong nước hồ Hữu Tiệp - B52 theo các thời điểm kết thúc quá trình
Triển khai xử lý ô nhiễm hồ và trạng thái hồ sau khi được xử lý
Theo biểu đồ nêu trên giá trị các thông số ô nhiễm giảm dần qua từng giai đoạn xử lý.
Các chỉ tiêu pH, SS, BOD5, coliform... đặc trưng cho các hồ đô thị nằm trong giới hạn cho
phép nguồn nước mặt B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước mặt. Một điểm đáng chú ý là với chế phẩm hóa học LOLO-pH104,
nồng độ Clorophyl A và Coliform giảm rõ rệt do hiệu quả diệt tảo và vi sinh vật gây bệnh
của các loại hóa chất này. Ngoài các chỉ tiêu chất lượng nước nêu trên Hình 3, các chỉ tiêu
đặc trưng khác như: độ trong, độ màu, COD, N-NH4, N-NO3-, P-PO43-, H2S... cũng rất
thấp, nằm trong ngưỡng quy định của nguồn nước mặt B1. Nồng độ DO được duy trì, các
thành phần thực vật thủy sinh và cá trong hồ vẫn được bảo tồn và phát triển ở mức độ chấp
nhận. Hàm lượng H2S trong nước nhỏ hơn 0,5 mg/L, các thành phần kim loại nặng trong
trầm tích ở mức thấp. Nước trong, không có mùi hôi.
Hồ Hữu Tiệp - B52 cũng như một số hồ khác ở nội thành Hà Nội bị ô nhiễm nặng,
không phù hợp với chức năng cảnh quan, du lịch và điều hòa vi khí hậu cho khu dân cư.
Bằng quy trình Riplox kết hợp bổ sung chế phẩm hóa học LOLO-pH104, các chất ô nhiễm
trong nước hồ được xử lý. Ngoài các giải pháp xử lý bằng các hóa chất tổ hợp Riplox và
LOLO-pH104, các quy trình cải tạo hồ và bảo tồn như: thả bè thực vật thủy sinh, phun
nước làm giàu oxy,... cũng đã được thiết lập. Đây là quy trình kỹ thuật tổng hợp để cải
thiện chất lượng nước hồ đô thị bị ô nhiễm nặng. Sau xử lý ô nhiễm và được bảo tồn, hồ
Hữu Tiệp - B52 có chất lượng nước mức B1 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT và đảm bảo
cảnh quan môi trường xanh, sa ̣ch, đe ̣p góp phầ n bảo vê ̣ hồ du lịch có ý nghĩa lịch sử của
Thủ đô

VII. Ý kiến cá nhân


Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên tưởng chừng như vô tận nhưng đang dần cạn kiệt một
cách nhanh chóng bởi nhu cầu sử dụng cũng như bị thiệt hại do ô nhiễm nặng nề. Điều này
là một điểm nóng vô cùng bức thiết, cần được sự lưu tâm của toàn thể nhân loại nói chung
và người dân Việt Nam nói riêng, vì vấn đề này là vấn đề chung xảy ra ở khắp nơi trên toàn
cầu.
Là người trực tiếp sử dụng nguồn tài nguyên nước, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn sự
tinh khiết, khai thác một cách hợp lí và khoa học để có thể tận dụng một cách triệt để lợi
ích và có thể sử dụng một cách lâu dài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GIÁO TRÌNH MÔI TRƯỜNG HUTECH
TAILIEU.VN
TẠP CHÍ MÔI TRƯỜNG – TAPCHIMOITRUONG.VN
KHOAHOC.TV
DWRM.GOV.VN

Anda mungkin juga menyukai