Anda di halaman 1dari 26

I.

XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ĐẤT

I.1. Bài I: Xác định khối lượng riêng của đất

1. Mục đích - ý nghĩa:

của đất ρ s (g/cm3; t/m3) là khối lượng trong một đơn vị thể tích của các hạt đất.
ms
ρ s = V , (g/cm3; t/m3)
s

ρ s chỉ phụ thuộc vào thành phần khoáng vật của đất, không phụ thuộc và độ ẩm,
độ rỗng, càng nhiều khoáng vật nặng (sẫm mầu) khối lượng riêng càng lớn. ρ s là
chỉ tiêu gián tiếp xác định n, e, G....

2. Dụng cụ thí nghiệm:

 Bình tỷ trọng loại 50 cm3 hoặc 100 cm3.


 Sàng d = 2mm.
 cối sứ, chày cao su, cân kỹ thuật, bếp cát, nước cất nhiệt kế.
3. Trình tự thí nghiệm:

 Lấy 100 - 200 g đất đã sấy khô cho vào cối sứ rồi nghiền bằng chày cao su.
 Sàng đất qua sàng 2mm, lấy phần đất dưới sàng 2mm thí nghiệm.
 Dùng phương pháp chia tư, lấy khoảng 15 - 20 g cho vào bình tỷ trọng đã biết
khối lượng là m0 (g). Cân khối lượng bình và đất được m1 (g). Vậy khối lượng
đất trong bình là m2 = m1 - m0.
 Đổ nước cất vào bình tỷ trọng (1/3 - 1/4 V bình), giữ bình trong tay, lắc đều rồi
đặt lên bếp cát đun sôi. Thời gian đun: 30 phút đối với đất cát và cát pha. 1
tiếng đối với sét và sét pha (sinh viên xác tên đất TN qua chỉ số dẻo ở bài 6)
Trong thời gian đun không được để đất sôi trào ra khỏi miệng bình. Nếu sôi
tạo nhiều bọt quá phải hạ nhiệt độ của bếp.
 Lấy bình tỷ trọng ra khỏi bếp, Đo nhiệt độ của huyền phù trong bình tỷ trọng
chính xác tới 0.5 0c. Đổ nước cất vào bình cho tới vạch chuẩn hoặc đến cổ bình
rồi đậy nút có mao dẫn để nước theo ống mao dẫn tràn ra ngoài. Nghiêng bình
xem khí trong bình đã thoát hết chưa, nếu còn thì cho thêm nước vào bình rồi
đậy nút lại. Lau khô bình tỷ trọng cân được m3 (g).
 Đổ huyền phù, rửa sạch và cho nước cất đã đun sôi vào bình và làm nguội đến
nhiệt độ của huyền phù (nước trong bình đầy đến vạch chuẩn). Cân khối lượng
bình và nước cất được m4.

4. Tính toán kết quả.


m2
ρ s =m +m −m ρ n (g/cm3 )
2 4 3

m2+ m4 - m3 ⇒ khối lượng nước chênh ra (m n) do đất chiếm chỗ trong bình; biết
ρ n ; m n ⇒ V nước = V hạt đất cần xác định.

Yêu cầu:
Cân lấy kết quả chính xác đến 0,01g. Mỗi mẫu đất phải thí nghiệm song song bằng
2 bình, sai số giữa hai bình không được vượt quá 0,02 g/cm3. Lấy trị số trung bình
giữa 2 lần thí nghiệm song song làm khối lượng riêng của mẫu đất

Câu hỏi:
1. Nêu mục đích và ý nghĩa thí nghiệm xác định khối lượng riêng của đất (ρ s)?
2. Nêu trình tự thí nghiệm xác định khối lượng riêng của đất (ρ s)?
3. Khi thí nghiệm xác định (ρ s) cho mỗi mẫu đất cần phải tiến hành ít nhất là mấy
bình tỷ trọng? sai số cho phép cho mỗi lần thử là bao nhiêu?
4. Tại sao khi thí nghiệm xác định (ρ s) cần phải sấy khô đất trước khi thí nghiệm?
5. Thời gian đun dung dịch huyền phù cho mỗi loại đất là bao nhiêu?

I.2. Bài II: Xác định khối lượng thể tích tự nhiên của đất.

1. Mục đích - ý nghĩa:

Khối lượng thể tích tự nhiên của đất là khối lượng trong một đơn vị thể tích đất ở
trạng thái tự nhiên (mẫu ở trạng thái nguyên dạng). Nó được biểu thị theo công
thức:

m mw + ms
ρ w = V = V + V , (g/cm3; t/m3)
r s

Khối lượng thể tích tự nhiên của đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, độ rỗng
và độ ẩm của đất. Như vậy, khối lượng thể tích tự nhiên của đất được coi như là
một chỉ tiêu về trạng thái đất.

Khối lượng thể tích tự nhiên của đất được dùng trong:
- Tính toán các khối lượng thể tích khô của đất, độ lỗ rỗng và hệ số rỗng.
- Tính toán áp lực đất lên tường chắn
- Tính ổn định mái đốc. Tính lún nền đất dưới công trình
- Tính sự phân bố ứng suất trong nền đất
- Xác định khối lượng đất đắp....

Căn cứ vào thành phần và trạng thái của đất mà chọn một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp dao vòng: Được tiến hành nhờ dao vòng kim loại không gỉ, áp
dụng cho đất dính dễ cắt bằng dao, khi cắt không bị vỡ và trong các trường hợp
thể tích và hình dạng của mẫu chỉ có thể được giữ nguyên nhờ hộp cứng. Đối
với đất cát có kết cấu không bị phá hoại và độ ẩm tự nhiên tại hiện trường, cũng
có thể xác định bằng phương pháp dao vòng.
- Phương pháp bọc sáp dùng để xác định đối với đất dính có cỡ hạt không lớn
hơn 5mm, khó cắt bằng dao vòng, khi cắt bằng dao thì vỡ vụn, nhưng có thể giữ
được nguyên dạng mà không cần hộp cứng.
- Phương pháp đo thể tích bằng dầu hoả: dùng để xác định khối lượng thể tích
cho các loại đất dính, đất than bùn, đất có chứa nhiều tàn tích thực vật chưa
phân huỷ hoặc với đất khó lấy bằng hai phương pháp trên. Phương pháp này
gồm việc xác định thể tích của mẫu đất có khối lượng đã biết trong môi trường
chất lỏng nhờ dụng cụ đo dung tích.

Trong buổi thực tập tại phòng thí nghiệm yêu cầu sinh viên thực hiện theo phương
pháp dao vòng.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

 Dao vòng làm bằng kim loại không rỉ, có mép sắc, thể tích không nhỏ hơn
50cm3.
 Cân kỹ thuật có độ chính xác tới 0,01g.
 Dao cắt đất, thước cặp.

3. Trình tự thí nghiệm:

 Xác định thể tích của dao vòng:


h
V=π .d2. 4
 Cân khối lượng dao vòng và các tấm kính đậy: m1 (g), độ chính xác tới 0,01g.
 Giữ dao vòng ở tay trái cắt mẫu thí nghiệm thành khoanh có chiều cao cao
hơn dao vòng 1cm. ấn nhẹ dao vòng vào trụ đất theo chiều thẳng đứng (tuyệt
đối không được nghiêng lệch dao vòng). Tiếp tục gọt khối đất và ấn dao vòng
cho tới khi dao vòng hoàn toàn đầy đất. Dùng dao gọt bỏ phần đất dư thừa ở
hai đầu dao vòng, gọt từ xung quanh vào giữa mặt đáy dao vòng, đảm bảo
mặt đất 2 đầu dao vòng thật phẳng. Gọt xong một mặt lấy tấm kính đậy lên,
lật ngược lại tiếp tục gọt mặt kia, xong lại đậy tấm kính lên trên mặt mẫu.
 đặt dao vòng mẫu lên cân, ta xác định được khối lượng dao vòng và đất m 2
(g).
Giữ mẫu trong bình giữ ẩm để làm bài xác định tính nén lún của đất

4. Tính toán kết quả

Khối lượng thể tích tự nhiên của đất được tính theo công thức:

m2 − m1
ρ w = , (g/cm3; t/m3)
V

Yêu cầu:
Cân lấy kết quả chính xác đến 0,01g. Mỗi mẫu đất phải thí nghiệm song song bằng
2 dao vòng, sai số giữa hai dao vòng không được vượt quá 0,02 g/cm 3. Lấy trị số
trung bình giữa 2 lần thí nghiệm song song làm khối lượng thể tích tự nhiên của
mẫu đất
Câu hỏi:
1. Nêu mục đích và ý nghĩa thí nghiệm xác định khối lượng thể tích rự nhiên của đất
(ρ w)?
2. Nêu trình tự thí nghiệm xác định khối lượng thể tích rự nhiên của đất (ρ w)?
3. Khi thí nghiệm xác định khối lượng thể tích tự nhiên của đất, cần phải tiến hành ít
nhất là mấy lần? sai số cho phép cho mỗi lần thử là bao nhiêu?
4. Có mấy phương pháp xác định khối lượng thể tích tự nhiên của đất?

I.3. Bài III: Xác định độ ẩm tự nhiên của đất

1. Mục đích - ý nghĩa:

Độ ẩm tự nhiên của đất (W) là tỷ số phần trăm giữa khối lượng nước chứa trong
đất (khối lượng nước thoát ra khỏi mẫu đất khi sấy khô đất ở nhiệt độ từ 105-110 0
C) và khối lượng hạt của đất, được xác định theo công thức:
mw
W= 100(%)
ms

Độ ẩm tự nhiên của đất là một đặc trưng quan trọng chi phối một loạt các tính chất
của đất. Đặc biệt các tính chất của đất sét biến đổi rất mạnh theo giá trị của độ ẩm
tự nhiên. Xác định độ ẩm tự nhiên của đất giúp ta tính toán được các chỉ tiêu khác
như: G, B, ρ s, ρ w...

2. Dụng cụ thí nghiệm.

Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ đến 3000C, cân kỹ thuất có độ chính xác tới 0,01g,
hộp nhôm có nắp, dao cắt đất.

3. Trình tự thí nghiệm

 Cân khối lượng hộp nhôm đã sấy khô (m 0)


 Dùng dao cắt một lượng đất khoảng 400 - 800g ở trạng thái tự nhiên cho vào
hộp nhôm, đậy nắp lại dùng cân kỹ thuật cân được khối lượng (m1)
 Đưa hộp đất mở nắp vào tủ sấy. Sấy đất ở nhiệt độ t=105 - 1100C trong thời
gian như sau:
∗ Sấy khô lần đầu:
- 3h với đất cát và cát pha.
- 5h đối với đất sét và sét pha.
- 8h đối với đất chúa thạch cao và đất chứa hữu cơ ( Qhc> 5%).
∗ Sấy lại trong thời gian:
- 1h cát và cát pha
- 2h đối với các loại đất khác

Sau khi đã sấy đủ thời gian, lấy mẫu ra khỏi tủ sấy, đậy ngay hộp mẫu lại rồi để
nguội trong bình hút ẩm có canxi clorua từ 45 phút ÷ 1 giờ cho đến khi mẫu
nguội hoàn toàn. Cân khối lượng hộp và đất khô được m2 (g)

Xác định độ ẩm tự nhiên của đất theo công thức:

m1 − m 2
W= .100 (%)
m 2 − m0
Yêu cầu:

Cân lấy kết quả chính xác đến 0,01g. Mỗi mẫu đất phải thí nghiệm song song ít
nhất 2 hộp, chênh lệch 2 lần thử ≤ 0.02g. Lấy giá trị trung bình cộng kết quả tính
toán các lần xác định, làm độ ẩm của mẫu đất. Lấy trị số trung bình giữa 2 lần thí
nghiệm song song làm độ ẩm tự nhiên của đất.
Câu hỏi
1. Nêu mục đích, ý nghĩa thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên của đất (W)?
2. Nêu trình tự thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên của đất (W)?
3. Nhiệt độ sử dụng để sấy đất khi thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên là bao nhiêu?
4. Khi thí nghiệm xác định độ ẩm tự nhiên của đất, cần phải tiến hành ít nhất là mấy
lần? sai số cho phép cho mỗi lần thử là bao nhiêu?
I.4. Bài IV: Xác định độ ẩm giới hạn chảy và độ ẩm giới hạn dẻo

Mục đích - ý nghĩa:

 Xác định độ ẩm giới hạn chảy (Wl) và độ ẩm giới hạn dẻo (Wd) để xác định chỉ số
dẻo Ip = Wl - Wd ⇒ Phân loại đất dính.

W −W d
 B= Id
⇒ Đánh giá trạng thái của đất.
A. Xác định độ ẩm giới hạn dẻo (Wd).

Độ ẩm giới hạn dẻo của đất tương ứng với độ ẩm mà đất loại sét có kết cấu bị phá
hoại chuyển từ trạng thái cứng sang dẻo. Wd được đặc trưng bằng độ ẩm (%) của
đất sau khi đã nhào trộn đều với nước và lăn thành những que đất có đường kính
3mm, thì que đất bắt đầu rạn nứt và đứt ra thành từng đoạn có chiều dài từ 3 ÷ 10
mm.

1. Dụng cụ thí nghiệm:

Sàng có đường kính d = 1mm, cối sứ, chày sứ, tủ sấy, cân kỹ thuật, tấm kính
nhám , vải khô, chảo thép , hộp nhôm, nước cất, dao trộn đất.

2. Trình tự thí nghiệm:


 Chọn mẫu đất, hong khô gió (không được sấy ở nhiệt độ >600)
 Dùng phương pháp chia tư, lấy khoảng 300 g đất giã nhỏ rồi cho qua sàng 1mm.
Đem đất lọt qua sàng cho vào bát vừa cho nước vào vừa trộn đều, nhặt bỏ các hạt
và tàn tích thực vật ≥ 1mm. Sau đó đặt mẫu vào bình giữ ẩm trong khoảng 2 giờ
trước khi đem thử.
 Lấy một ít đất và dùng mặt phẳng lòng bàn tay lăn trên kính nhám cho đến khi que
đất có đường kính 3mm thì đứt ra từng đoạn có chiều dài từ 3 đến 10mm, nhặt
những que đất đó cho vào hộp nhôm đã biết khối lượng (m0) cân lên được khối
lượng hộp và đất ướt (m2). Trình tự tiếp theo tương tự bài xác định W, ta sẽ xác
m1 − m 2
định được khối lượng hộp và đất khô (m2) ⇒ Wd = m − m .100 (%)
2 0

Nếu que đất d =3mm chưa xuất hiện vết nứt thì vê lại thành viên tròn rồi lấy giẻ
khô thấm khô bớt nước và ngược lại d>3mm que đất đã nứt thì phải cho thêm
nước vào đất trộn lai và tiếp tục lăn đến khi đạt yêu cầu.

B. Xác định độ ẩm giới hạn chảy (Wl):

Độ ẩm giới hạn chảy của đất tương ứng với độ ẩm mà đất loại sét có kết cấu bị phá
hoại chuyển từ trạng thái dẻo sang chảy. Độ ẩm giới hạn chảy của đất được đặc
trưng bằng độ ẩm (%) của bột đất nhào với nước mà ở đó quả dọi thăng bằng hình
nón (Vaxiliep có khối lượng ± 76g) dưới tác dụng của trọng lượng bản thân
(tương đương với sức kháng xuyên đơn vị Rx = 0.076kG/cm2)sau 10 giây sẽ lún
sâu 10mm.

1. Dụng cụ thí nghiệm:

Sàng có đường kính d = 1mm, cối sứ, chày sứ, tủ sấy, cân kỹ thuật, dụng cụ thí
nghiệm Vaxiliep, vải khô, chảo thép , hộp nhôm, nước cất, dao trộn đất.

2. Trình tự thí nghiệm:


- Chọn mẫu đất, hong khô gió (không được sấy ở nhiệt độ >600)
- Dùng phương pháp chia tư, lấy khoảng 300 g đất giã nhỏ rồi cho qua sàng 1mm.
Đem đất lọt qua sàng cho vào bát vừa cho nước vào vừa trộn đều,nhặt bỏ các hạt và
tàn tích thực vật ≥ 1mm. Sau đó đặt mẫu vào bình giữ ẩm trong khoảng 2 giờ trước
khi đem thử.
- Dùng dao trộn kỹ đất, lấy một ít cho vào khuôn hình trụ. Trong quá trình cho vào
khuôn, nên cho từng lớp mỏng và gõ nhẹ lên mặt đàn hồi để tránh phát sinh trong
vữa đất những hốc nhỏ chứa không khí.
- Đặt khuôn mẫu lên giá gỗ và đưa quả dọi thăng bằng lên mặt mẫu đất sao cho mũi
nhọn hình nón vừa chạm bề mặt mẫu đất: Thả dụng cụ hình nón để nó tự lún vào
trong đất dưới tác dụng của trọng lượng bản thân. Trong 10 giây mà hình nón tự
lún được 10mm thì lấy đất đó đi xác định độ ẩm tương tự như xác định độ ẩm tự
nhiên. Nếu trong 10 giây mà hình nón tự lún quá 10mm thì phải vét đất trong
khuôn trụ ra đổ vào bát đất , nhào trộn kỹ lại, để cho khô bớt nước rồi làm lại theo
các bước như trên.
Yêu cầu:
Cân lấy kết quả chính xác đến 0,01g. Mỗi mẫu đất phải thí nghiệm song song ít
nhất 2 hộp, chênh lệch 2 lần thử ≤ 0.02g. Lấy giá trị trung bình cộng kết quả tính
toán các lần xác định làm độ ẩm của mẫu đất.

C. Xác định giới hạn chảy của đất theo phương pháp Casagrande

Giới hạn chảy của đất theo phương pháp Casagrande là độ ẩm của bột đất nhào với
nước, được xác định bằng dụng cụ quay đập Casagrande, khi rãnh đất được khít lại
một đoạn gần 13mm sau 25 nhát đập.

1. Dụng cụ thí nghiệm:

- Một bộ dụng cụ thí nghiệm Casagrande gồm 1 khum băng đồng đựng mẫu đất có
khối lượng 200g, được gắn với trục quay và một đế đệm cao su.
- Một que gạt để tạo rãnh đất có chiều sâu 8mm, rộng 2mm ở phần dưới và 11mm ở
phần trên.

2. Trình tự thí nghiệm:

- Chuẩn bị đất tương tự như phần trên.


- Đặt dụng cụ Casagrande trên một vị trí cân bằng vững chắc. Dùng dao cho từ từ đất
đã nhào trộn vào khum để tránh bọt khí bị lưu giữ trong mẫu. Cho mẫu đất vào đĩa
để đảm bảo độ dày của lớp đất không nhỏ hơn 10mm và không cho đầy đĩa mà để
một khoảng trống ở phần trên chỗ tiếp xúc với móc treo chừng 1/3 đường kính của
đĩa.
- Dùng que gạt để rạch đất trong đĩa thành một rãnh dài khoảng 40mm, vuông góc
với trục quay.
- Quay đập với tốc độ 2 vòng/1giây và đếm số lần đập để cho phần dưới của rãnh đất
khít vào một đoạn dài 13mm..
- Lấy đất trong đĩa ra nhào lại với đất còn lại trong bát. Sau đó lặp lại như các bước
đã làm. Giữa ba lần số lần đập không được khác nhau quá 1. Nếu 3 lần thử có số
lần đập khác nhau nhiều, thì phải tiến hành thêm lần thử thứ 4 để lấy kết quả của
những lần giống nhau.
- Lấy khoảng 10g đất ở vùng xung quanh rãnh đã khép kín cho vào hộp nhôm để
xác định độ ẩm . Tiếp tục làm như vậy với lượng nước thay đổi theo chiều tăng lên.
Xác định ít nhất 4 giá trị của độ ẩm ứng với số lần đập cần thiết trong khoảng từ
12÷ 35 để rãnh khép lại.
- Căn cứ vào số liệu thí nghiệm, vẽ đồ thị quan hệ giữa số lần đập và độ ẩm tương
ứng trên toạ độ nửa logarit. Độ ẩm đặc trưng cho giới hạn chảy của đất theo
phương pháp Casagrande được lấy tương ứng với số lần đập 25 trên đồ thị, với độ
chính xác 0,1%.
- Giới hạn chảy của đất làm theo quả dọi thăng bằng có thể tính được từ kết quả thí
nghiệm Casagrande theo công thức:
Wl = aWc - b
Trong đó: a, b là hệ số phụ thuộc vào loại đất. Đối với đất có giới hạn chảy tử
20 đến 100% có thể lấy a = 0,73 và b = 6,47%
Wc độ ẩm giới hạn chảy xác định bằng dụng cụ Casagrande
Wl độ ẩm giới hạn chảy xác định bằng dụng cụ chuỳ Vaxiliep.
Câu hỏi:
1. Nêu mục đích, ý nghĩa thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn chảy (Wc) ?
2. Nêu mục đích, ý nghĩa thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn giẻo (Wd)?
3. Nêu trình tự thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn chảy?
4. Nêu trình tự thí nghiệm xác định độ ẩm giới hạn chảy?
5. Hãy lấy ví dụ bằng số chứng tỏ đất thí nghiệm là đất:
a - sét pha, trạng thái dẻo mềm
b - sét, trạng thái cứng
c- cát pha, trạng thái dẻo
6. Một mẫu đất sét thí nghiệm ở trong phòng có các số liệu sau đây đã được tập hợp:
Khối lượng của mẫu đất ẩm: M1 = 89 g
Khối lượng của mẫu đất khô: M2 = 61.5 g
Khối lượng riêng : γ s = 2.70 g/cm3
Hãy xác định:
a - Độ ẩm tự nhiên của đất.
b - Khối lượng thể tích tự nhiên và khối lượng thể tích khô của đất.
c - Độ lỗ rỗng và hệ số rỗng
d - Độ bão hoà
I.5 Bài V: Xác định thành phần cỡ hạt của đất.

1. Mục đích - ý nghĩa:

Đất trong tự nhiên gồm hỗn hợp của các hạt có đường kính, hình dạng và thành
phần khoáng hoá khác nhau. Kích thước của chúng thay đổi từ vài nghìn mm đến
phần nghìn, phần triệu mm như kích thước của các hạt keo sét.

Thành phần hạt của đất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tính
chất của đất như: Tính dẻo, độ rỗng, tính nén lún, độ biến dạng...

Thành phần hạt của đất là hàm lượng các nhóm hạt có đường kính khác nhau trong
đất, được biểu diễn bằng phần trăm so với khối lượng của mẫu đất khô tuyệt đối đã
đem đi phân tích.

Xác định thành phần cỡ hạt của đất là phân chia đất thành những nhóm hạt có
đường kính gần bằng nhau và xác định hàm lượng phần trăm của chúng.

Kết quả thí nghiệm để vẽ đồ thị quan hệ giữa đường kính các nhóm hạt đất và hàm
lượng phần trăm tích luỹ, xác định hệ số không đồng nhất Cu và phân loại đất.

Dùng phương pháp:


- Rây khô với các hạt từ 10 đến 0.5 mm.
- Rây ướt với các hạt từ 10 đến 0.1 mm.
- Tỷ trọng kế với các hạt từ 0,1 đến 0.002 mm.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0.01g


- Bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước 20, 10, 5, 2, 1, 0.5, 0.25, 0.1mm
- Cối sứ, chày bọc đàu cao su

- Tủ sấy.
3. Trình tự thí nghiệm:

Thí nghiệm được tiến hành với phương pháp rây khô:
∗ Dùng phương pháp chia tư lấy khối lượng mẫu như sau:
- 100 - 200g đối với đất không chứa các hạt có kích thước lớn hơn 2
- 300 - 900g đối với đất chứa 10% các hạt có kích thước lớn hơn 2
- 1000 - 2000g đối với đất chứa 10% đến 30% các hạt có kích thước lớn hơn
2
- 2000 - 5000g đối với đất chứa > 30%các hạt có kích thước lớn hơn 2.
∗ Lắp bộ sàng theo thứ tự từ lớn tới nhỏ. Đổ mẫu đất vào rây trên cùng, đậy nắp
và lắc bằng tay. Từng nhóm hạt còn sót lại bắt đầu từ rây trên cùng cho vào cối
sứ và nghiền bằng chày cao su, sau đó lại rây lại cho đến khi đạt yêu cầu.
∗ Cân riêng từng nhóm hạt còn lại trên các rây. Lấy tổng khối lượng các hạt trên
rây và lượng sót đáy nếu sai lệch so với khối lượng ban đầu quá 1% thì phải
phân tích lại.

4. Xử lý kết quả thí nghiệm:

Kết quả thí nghiệm được ghi theo bảng


Đại lượng xác Đường kính các nhóm hạt (mm)
định
>10 10-5 5 -2 2-1 1 - 0.5 0.5 - 0.25 0.25 -0.1 ≤ 0.1
Khối lượng
nhóm hạt (%)
hàm lượng
nhóm hạt (%)
hàm lượng cộng
dồn (%)

Yêu cầu:
1. Kết quả lấy chính xác đến 0.1%. Dựa vào kết quả phân tích mẫu ở bảng trên để
vẽ đồ thị đường cong cấp phối hạt. Đường cong được lập theo hàm lượng cộng
dồn các nhóm hạt bắt đầu từ nhóm hạt bé nhất trong mẫu đất.
2. Dựa vào biểu đồ đường cong cấp phối hạt để tìm đường kính d 60 và d10 và xác
d 60
định hệ số không đồng nhất Cu =
d10
3. d60 - Đường kính mà các hạt có đường kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm
60%hàm lượng mẫu đem phân tích
4. d10 - Đường kính mà các hạt có đường kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm 10%
hàm lượng mẫu đem phân tích
5. Khi Cu >3 (đối với đất rời), >5 (đối với đất dính) ⇒ mẫu đất không đồng nhất.
6. Xác định tên mẫu đất đã thí nghiệm.

Câu hỏi:
1. Nêu mục đích, ý nghĩa thí nghiệm xác định thành phần cỡ hạt đất.
2. Nêu trình tự thí nghiệm xác định thành phần hạt.
3. Nêu kích thước các cỡ rây đã dùng trong thí nghiệm xác định thành
phần hạt.
4. Hãy vẽ đường cong cấp phối hạt của đất
a. Cát hạt trung, đồng nhất
b. Cát hạt to, không đồng nhất.
5. Cách vẽ đường cong cấp phối hạt

I.6. Bài VI: Xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của đất

1. Mục đích - ý nghĩa:

- Khi thiết kế và thi công nền đất đắp hoặc gia cố đất, nhiệm vụ quan trọng là đảm
bảo độ ổn định và độ bền của nền đất đắp. Đầm đất để tăng độ chặt của đất ⇔ độ
bền tăng, độ biến dạng giảm và độ lỗ rỗng giảm.
- Thí nghiệm xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm tốt nhất nhằm xác định giá trị ρ cmax
và Wtn ⇒ tính chỉ số đầm chặt K
- Độ chặt lớn nhất của đất là khối lượng thể tích khô lớn nhất của mẫu khi được đầm
nện trong điều kiện tiêu chuẩn.
- ứng với độ chặt lớn nhất của đất thì có một lượng ngậm nước thích hợp. Như vậy,
độ ẩm tốt nhất của đất là lượng ngậm nước thích hợp cho sự nén chặt đất để đất đạt
tới ρ cmax mà tiêu tốn công đầm nhỏ nhất.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

∗ Cối đầm nện và cần dẫn búa bằng kim loại có các thông số như sau:
- Chiều cao cối: 12.7cm
- Đường kính trong của cối: 10 cm
- búa nặng 2.5kg
- chiều cao rơi búa: 30cm
∗ Sàng có d = 5mm, cối chày bịt đầu cao su, cân đĩa, hộp nhôm, tủ sấy, khay
nhôm...

3. Trình tự thí nghiệm:

Mẫu đất đã được làm khô gió. Chọn 15 kg đất đã qua sàng 5mm, chia ra 5 khay, rồi
phun các lượng nước q khác nhau để đất có độ ẩm từ 5 - 30%. Có thể dùng lại đất
sau lần thử đầu tiên để dự chế cho các lần thử tiếp sau. (đối với đất Bazan, đất sét
có tính dẻo cao không được sử dụng lại)

Tính lượng nước thêm vào theo công thức:


m
q= 1 + w (w - w1)
1

Trong đó:
- q: Lượng nước tiếp thêm (g)
- m: Lượng đất cần trộn thêm nước (g)
- w1 : Độ ẩm của đất trước khi thêm ẩm
- w1 : Độ ẩm của đất dự chế.

Đối với đất cát: lần thử đầu tiên của đất lấy W = 5%, các lần sau tăng từ 1 đến 2%
cho mỗi lần thử. Mẫu đất sau khi trộn nước phải ủ trong bình kín 1 giờ, các lần tiếp
theo thời gian ủ trong bình kín ≥ 15 phút.

Đối với đất sét: lần thử đầu tiên của đất lấy W = 10%, các lần sau tăng từ 2% (đối
với cát pha) đến 5% (đối với đất sét) cho mỗi lần thử. Mẫu đất sau khi trộn nước
phải ủ trong bình kín 15 giờ, các lần tiếp theo thời gian ủ trong bình kín ≥ 15 phút.
Đặt cối trên nên phẳng, cứng. Lấy đất đã chuẩn bị cho vào cối, mỗi lần chiếm
khoảng 1/3 V cối. Dùng chày có búa nặng 2.5 kg cho rơi tự do ở 30cm để đầm. Số
lần đầm
Đất cát và cát pha: 25 búa
Đất sét có Ip <30 và sét pha: 40 búa
Đất sét có Ip > 30: 50 búa

Đầm xong lớp nào khía bề mặt lớp đó để cho các lớp tiếp xúc tốt với nhau. Sau khi
đã đầm xong lớp thứ 3 thì mẫu thử chỉ được cao hơn mép cối 0.5 cm. Tháo vòng
đệm bên trên ra, dùng dao gọt phẳng, không để lồi lõm. Tháo cối ra khỏi đế, đem
cân chính xác đến 1g. Xác định khối lượng thể tích của đất ẩm ρ w. Sau đó lấy đất
γw
ở giữa cối đi xác định độ ẩm của mỗi lần thử. Xác định ρ c =
1 +W
Tiếp tục làm như vậy ít nhất cho 5 cối đất đã chuẩn bị, nếu thấy khối lượng thể tích
đất ẩm tăng sau đó giảm dần thì thôi. Nếu không thì phải xác định thêm hoặc làm
laị từ đầu.

Tính hàm lượng phần trăm hạt đất có đường kính > 5mm theo công thức
pm (1 + W )
0
P = M (1 + W ) 100 (%)
p

Trong đó:
mp: khối lượng hạt có d>5mm
M: tổng toàn bộ mẫu thí nghiệm
W0: độ ẩm toàn bộ mẫu thử
Wp: Độ ẩm của hạt có d>5mm.
Nếu hàm lượng hạt có d>5mm chiếm trên 3% thì dùng công thức hiệu chỉnh:
ρc ρ s
ρ 'c = ρ − p ( ρ s − ρc )
s

Trong đó:
γ 'c: Khối lượng thể tích đất khô có chứa hạt d>5 mm (g/cm3)
γ c: Khối lượng thể tích đất khô có chứa hạt d≤ 5 mm (g/cm3)
γ s: Khối lượng riêng phần hạt có d>5 mm (g/cm3)

Dùng kết quả tính toán được vẽ đồ thị quan hệ giữa độ chặt và độ ẩm của đất,
quan hệ giữa độ chặt và công đầm chặt. Qua đây xác định được ρ cmax, độ ẩm
thích hợp Wth và công đầm chặt hợp lý A.

Xác định chỉ số đầm chặt:

γc
K=
γ c max

Trong đó:

ρ c: Khối lượng thể tích khô của đất tại hiện trường(g/cm3)
ρ cmax: Khối lượng thể tích khô của đất xác định qua thí nghiệm đầm chặt tiêu
chuẩn.

Câu hỏi:
1. Hãy nêu mục đích và ý nghĩa thí nghiệm xác định độ chặt lớn nhất và độ ẩm
tốt nhất của đất?
2. Các mục tiêu chính của việc đầm chặt đất?
3. Hiệu quả của việc đầm đất phụ thuộc vào các yếu tố nào?
4. Một thí nghiệm trong phòng: Mẫu đất được đầm chặt trong khuôn có thể
tích 1000 cm3. Khối lượng đầm và đất trong khuôn là 2456g, khối lượng
đầm là 500g. Độ ẩm xác định là 13.5%, γ s = 2.70 g/cm3.
Hãy tính:
a - khối lượng thể tích tự nhiên và khối lượng thể tích khô
b - Hệ số rỗng và độ lỗ rỗng
c - Độ bão hoà
5. Trong thí nghiệm đầm chặt theo tiêu chuẩn VN, các số liệu như sau
Thể tích khuôn là 1000cm3,
Khối lượng đất ẩm 1.79 1.93 2.03 2.05 2.02 1.98
Độ ẩm 8.4 10.6 12.6 14.3 16.4 18.5
6. Vẽ đường cong quan hệ khối lượng thể tích khô và độ ẩm , xác định γ c
max và độ ẩm tốt nhất
Hãy tính lượng nước cần phun vào 3 kg đất có độ ẩm là 8%, tăng lên 10%,
12%.
7. Hãy mô tả thiết bị thí nghiệm sử dụng xác định khả năng đầm chặt của đất?
II. XÁC ĐỊNH CÁC TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA ĐẤT

II.1. Bài VII: Xác định tính nén lún trong điều kiện không nở ngang của đất

1. Mục đích - ý nghĩa:

Xác định tính nén lún của đất (giảm thể tích lỗ rỗng, biểu hiện ở sự giảm chiều cao
của mẫu đất) dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng theo từng cấp áp lực (σ ). Kết

quả thí nghiệm lập được mối quan hệ e=f(σ ); S =f(t); tính hệ số nén lún ⇒ đánh
giá tính nén lún của đất ; tính mô đun tổng biến dạng; hệ số cố kết Cv ..

2. Dụng cụ thí nghiệm:

Máy nén hiện trường Livinop, đồng hồ đo biến dạng, dao cắt, giấy thấm, máy sấy,
cân kỹ thuật...
3. Trình tự thí nghiệm:

- Lấy mẫu nguyên dạng giống bài 2 (nếu còn mẫu ở bài 2 thì sử dụng mẫu đó đi thí
nghiệm). Lắp mẫu vào hộp nén, lắp cánh tay đòn gia tải thẳng đứng, lắp đồng hồ
đo biến dạng, chỉnh đồng hồ về 0. Gia tải trọng thẳng đứng theo từng cấp bằng
cách treo từng quả cân ở quang treo tải trọng và theo giõi trên đồng hồ đo biến
dạng và ghi số đọc ngay khi ở thời gian 15 giây, 30 giây,1, 2, 4,5, 15 phút... cho tới
khi mẫu đạt ổn định qui ước lún (độ lún ≤ 0,01mm trong 30 phút đối với đất cát; 3
giờ đối với cát pha; 12 giờ đối với sét pha và sét có Ip<30; 24 giờ đối với đất có
Ip>30).
- Nếu nén nhanh thì mỗi cấp nén tới 2 giờ nhưng cấp cuối cùng phải đạt ổn định qui
ước lún.
- Tải trọng tác dụng lên mẫu đất theo từng cấp phải đảm bảo thẳng đứng, khi đặt tải
phải nhẹ nhàng, tránh rung và không quá 3 giây. Theo tiêu chuẩn TCVN 4200
-1995: Cấp tải đầu tiên nên lấy bằng hoặc nhỏ hơn áp lực tự nhiên tác dụng lên
mẫu.
(nếu mẫu đồng nhất và ở trên mực nước ngầm thì σ tn =0,1.H.ρ w; Nếu mẫu đất
nằm dưới mực nước ngầm thì σ tn =0,1.[(H-H1).(ρ w-1) -H1ρ w]. Trong đó
H; Độ sâu lấy mẫu; H1: độ sâu mực nước ngầm tính từ mặt đất (m). áp lực cuối
cùng ≥ 15% so với tổng áp lực do công trình và áp lực tự nhiên ở độ sâu lấy mẫu.
Thông thường đối với đất sét ở trạng thái chảy, dẻo chảy thì các cấp nén :0,1; 0,25;
0,50; 1,0; 2,0 kG/cm2. Đối với đất sét ở trạng dẻo mềm, dẻo cứng thì các cấp nén :
0,25; 0,50; 1,0; 2,0; 4 kG/cm2. Đối với đất cứng và nửa cứng thì các cấp nén :
0,50; 1,0; 2,0; 4; 6 kG/cm2.
δ.F − mc
Tải trọng nén được tính theo công thức: P = (kG/cm2). trong đó
f
mc: khối lượng của tấm nén, đá thấm viên bi (kg).
F : diện tích mẫu (cm2)
δ : lực tác dụng lên mẫu (kG/cm2)
f: tỷ lệ cánh tay đòn của hệ thống truyền lực.

- Sau khi kết thúc cấp tải trọng cuối cùng, tiến hành giỡ tải theo từng cấp bằng cách
lấy bớt số quả cân trên quang treo, mỗi lần bằng 25% tải trọng cuối cùng. Ghi số
đọc ở thời điểm 1, 2, 5, 10, 20 phút.
- Thí nghiệm xong lấy mẫu ra khỏi hộp nén tiến hành xác định giá trị độ ẩm và ρ w

4. Tính toán kết quả

 Tính hệ số rỗng ban đầu


ρs
e0 = (1 +W) -1
ρw-
 Tính biến dạng của mẫu∆ Si (Độ lún của mẫu đất do cấp tải trọng σ i gây ra)
∆ Si = ri -r0 -∆ Mi.
trong đó ∆ Si là biến dạng của mẫu đất ở cấp tải trọng thứ i (mm)
ri số đọc ở cấp tải trọng thứ i
r0 số đọc ban đầu
∆ Mi Biến dạng của máy ở cấp tải trọng thứ i (mm)

 Tính đường cong gia tải:

∆Si
ei = e0 - (1 + e0 )
ho
 Tính đường cong dỡ tải:
∆hi
ei' = en - (1 + e0 )
ho
Trong đó:
ei : hệ số rỗng tương ứng với cấp tải trọng σ i
ei' : hệ số rỗng tương ứng với cấp giỡ tải trọng Qi
h0: Chiều cao ban đầu của mẫu
∆ Si : Độ lún của mẫu đất do cấp tải trọng σ i gây ra
∆ hi : Độ phục hồi của mẫu đất do cấp tải trọng Qi gây ra.

 Tính hệ số nén lún của đất


ei −1 − ei
ai-1 = (cm2/kG)
δ i − δ i −1

 Tính mô đun tổng biến dạng:


1 + e0
E1-2 = β (kG/cm2)
a1−2
yêu cầu: Vẽ đường cong quan hệ e =f(σ ); tính a1-2, đánh giá tính nén lún của đất
theo giá trị a1-2; tính E1-2.
Khi a<0.001cm2/kG - Đất không có tính nén lún
0.001 ≤ a <0.01cm2/kG - Đất có tính nén lún yếu
0,01≤ a <0.05cm2/kG - Đất có tính nén lún trung bình
a≥ 0.05cm2/kG - Đất có tính nén lún mạnh
β hệ số phụ thuộc vào loại đất: đất cát: β = 0.76; cát pha = 0.72; sét pha =
0.57; sét = 0.43.
Chú ý: Sau khi thí nghiệm xong tháo dụng cụ thí nghiệm ra, rửa sạch và lau khô
máy, xếp dụng cụ vào hộp.

Câu hỏi:
1. nêu trình tự thí nghiệm xác định tính nén lún trong điều kiện không nở ngang của
đất?
2. Hãy viết công thức tính hệ số rỗng ei sau khi nén chặt mẫu đất ở cấp tải trọng Pi
3. Kết quả thí nghiệm một mẫu đất :
eo = 0.975
BẢNG GHI THÍ NGHIỆM

Thời gian đọc P = 1kG/cm2 P = 2kG/cm2 P = 3kG/cm2 P = 4kG/cm2


nén số đọc số đọc số đọc số đọc
1 phút 470 1030 1400 1700
10 phút 640
2 giờ 870 1300 1610 1860
24 giờ 1890
Hãy vẽ biểu đồ e = f(δ )
Tính a1-2 và E1-2.
4. ý nghĩa thí nghiệm nén?

II.2. Bài VIII: Thí nghiệm xác định sức kháng cắt của đất trên máy cắt phẳng

1. Mục đích - ý nghĩa:


Sức chống cắt của đất đặc trưng cho độ bền của đất loại cát và đất loại sét, là khả
năng chống lại sự phá hoại của lực ngoài hoặc trọng lượng bản thân của chúng. Sự
phá hoại được thể hiện ở tính mất liên tục của đất do kết quả của sự dịch chuyển
(trượt) của phần đất lên một hay một số mặt trượt dọc đới trượt. Sự phá hoại này
xảy ra khi ứng suất tiếp vượt quá các lực chống lại bên trong của đất.

Thí nghiệm xác định sức kháng cắt của đất trên máy cắt phẳng với mục đích xác
định cường độ chống trượt tới hạn τ th dưới tác dụng của áp lực nén σ , từ đó xác
định góc ma sát trong và lực dính kết của đất.

2. Dụng cụ thí nghiệm:

Máy cắt hiện trường Livinop, đồng hồ đo biến dạng, dao cắt đất, giấy thấm, máy
sấy, cân kỹ thuật...
3. Trình tự thí nghiệm:

- Lấy ít nhất 3 mẫu nguyên dạng giống bài 2. Lắp mẫu vào hộp nén, lắp cánh tay đòn
gia tải thẳng đứng (σ 1), gia tải trọng thẳng đứng bằng cách treo quả cân ở quang
treo tải trọng (sơ đồ nén tương tự bài VII). Lắp đồng hồ đo biến dạng ngang, chỉnh
đồng hồ về 0. Lắp cánh tay đòn gia tải trọng ngang, gia tải lực cắt theo thành từng
cấp:
- Khi cắt chậm: mỗi lần gia tải bằng 1/10 tải trọng nén, theo giõi trên đồng hồ đo
biến dạng ngang, nếu kim đồng hồ tăng sau đó dừng lại (không vượt quá
0,01mm/phút) thì tiếp tục gia tải. Làm như vậy cho tới khi kim đồng hồ quay liên
tục hoặc tổng số vòng quay là 5 vòng thì dừng lại. Đếm tổng số quả cân ở cánh tay
đòn gia tải trọng ngang (Q1).
- Tiếp tục làm như vậy với các mẫu khác đối với các áp lực nén khác nhau. Kết quả
thu được vẽ biểu đồ quan hệ giữa τ vàσ

4. Tính toán kết quả thí nghiệm


Q
Tính τ = α.F (kG/Cm2).
Trong đó:
α; : tỉ số cánh tay đòn truyền lực cắt
Q: Tổng lực cắt truyền lên mẫu (kG)
F: diện tích mặt cắt (cm2)

Các thông số tgϕ và C tính theo các công thức sau:


n n n
n∑ (τ i δ i ) − ∑τ i ∑δ i
1 1 1
tgϕ = n n
n∑ δ i − (∑ δ i ) 2
2

1 1
n n n n

∑ τ i ∑ δ i − ∑ δ i ∑ (τ i δ i )
2

1 1 1 1
C= 2
n
  n
n∑ δ −  ∑ δ i 
i
2

1  1 
Trong đó: n số lần xác định τ
ϕ : Góc ma sát trong của đất (tra bảng tgϕ )
ϕ iσ i là giá trị riêng biệt của sức chống cắt và áp lực thẳng đứng
C là lực dính kết của đất.
Trong trường hợp số mẫu thí nghiệm ít và các đường biểu diễn kết quả thí nghiệm
nằm gần trên một đường thẳng thì cho phép xác định các thông số sức chống cắt
τ 2 − τ1
bằng cách lập biểu đồ liên hệ τ - ϕ . Tính tgϕ = δ − δ
2 1

Chú ý: Sau khi thí nghiệm xong tháo dụng cụ thí nghiệm ra, rửa sạch và lau khô
máy, xếp dụng cụ vào hộp.

Câu hỏi:

III. Nhận biết mẫu khoángvật- mẫu đá và vẽ mặt cắt địa chất công trình

III.I Nhận biết mẫu khoángvật- mẫu đá

I. Nhận biết mẫu khoángvật


Khoáng vật là hợp chất của một, hai hay nhiều nguyên tố hoá học, là thành phần cơ
bản cấu tạo lên đá và quặng.
Nghiên cứu khoáng vật để nhận biết khoáng vật và đá, sử dụng những đặc tính quí
báu, các ưu điểm của chúng vào trong cuộc sống.
Để nhận biết khoáng vật người ta thường nhận biết thông qua các tính chất vật lý
của nó hay con gọi là các dấu hiệu nhận biết. Dựa vào một vài đặc tính, bằng
phương pháp lựa chọn so sánh và loại trừ dần, có thể nhận biết được khoáng vật qua
các bước sau:
1. ánh:
ánh của khoáng vật là một trong những tính chất ổn định và dễ quan sát nhất của
khoáng vật, nó được tạo bởi ánh sáng phản xạ từ bề mặt khoáng vật.
+ ánh kim loại: Khó mô tả nhưng nhận biết đơn giản. Các khoáng vật có ánh kim
thường cản quang, bột có màu đen hoặc sẫm màu hơn so với chính khối khoáng vật
đó (pirit, galenit, chancopirit...)
+ ánh phi kim: Phức tạp hơn và khó mô tả hơn. Các khoáng vật trong suốt , khúc xạ
ánh sáng và phản xạ ánh sáng mạnh có ánh kim cương (sfalerit, kim cương...)
Nhóm kháng vật trong suốt hoặc nửa trong suốt khúc xạ ánh sáng trung bình có ánh
thuỷ tinh (thạch anh)
Một số khoáng vật trong suốt cấu tạo là những lớp kẹp mỏng có phản xạ từ bên
trong tạo lên những vân sắc thì có ánh xà cừ (brotit, muscovit)
Các khoáng vật trong suốt hoặc nửa trong suốt được cấu tạo bằng những sợi mảnh
thì có ánh tơ (atbet). Ngoài ra khoáng vật còn có ánh nhựa, ánh sáp, ánh mỡ...
+ Màu của khoáng vật:
Màu của khoáng vật là một trong những đặc trưng quan trọng nhất, nó phản ánh
thành phần hoá học và cấu trúc mạng tinh thể của khoáng vật.
Màu của khoáng vật do bản chất hoá học bên trong nó quyết định gọi là tự màu, ví
dụ như Manhetit có màu đen, pyrit màu vàng thau, thần sa màu đỏ son, clorit màu
lục. Khi màu của khoáng vật do chất xâm tán phân bố không đều có mang màu gây
ra gọi là màu mượn hay ngoại màu.
Thông thường xác định màu của khoáng vật là màu vết vạch hay màu bột bằng cách
miết nó lên mảnh gốm không tráng men
+ Tính cát khai:
khả năng khoáng vật tách ra theo những mặt phẳng song song khi bị đập được gọi
là tính cát khai. Người ta chia tính cát khai thành bốn loại:
Cát khai rất hoàn toàn như Mica
Cát khai hoàn toàn như Canxit
Cát khai không hoàn toàn như Chancopirit
Không có tính cát khai như Thạch anh, Pirit.
+ Độ cứng:
Là khả năng chống lại lực cơ học (khắc, vạch) tác dụng lên bề mặt khoáng vật. độ
cứng của khoáng vật phụ thuộc vào kiểu liên kết kiến trúc (kiến trúc mạng tinh thể)
và độ bền vững mối liên kết giữa các nguyên tử, phân tử hoặc ion. ở trong phòng thí
nghiệm độ cứng của khoáng vật được đo bằng máy đo độ cứng - đó là độ cứng
tuyệt đối.
ở ngoài trời độ cứng thường được xác định qua sự so sánh giữa hai khoáng vật khi
chúng cọ sát với nhau. Thang độ cứng tương đối Mohs gồm 10 khoáng vật. Mỗi
khoáng vật được nhận một con số với giá trị từ 1 (mềm nhất) đến 10 (cứng nhất).

Ngoài ra thực tế còn sử dụng: móng tay có độ cứng 2 ÷ 2.5; đồng xu có độ cứng 3
÷ 4.5; lưỡi dao 5.5 ÷ 6.
+ Khối lượng riêng của khoáng vật:
Các khoáng vật có khối lượng riêng biến đổi rất rộng từ 0.8 ÷ 2.1 g/cm2; có thể
phân thành 4 nhóm: nhẹγ s < 2.5; trung bình γ s = 2.5 ÷ 3.3; nặng γ s = 3.4 ÷ 6;
rất nặng γ s > 6.
II. Nhận biết mẫu đá
Trong tự nhiên các đá được chia ra thành 3 nhóm đá chính: Mácma, trầm tích và
biến chất. Sự khác nhau giữa ba nhóm đá này được thể hiện qua các dấu hiệu sau:
- Thế nằm: Đó là những đặc điểm về hình dạng, kích thước hay sự phân bố không
gian của đá ở bên trong hoặc bên trên bề mặt trái đất.
- Cấu tạo: Là sự sắp xếp và phân bố không gian gữa các thành phần vật chất tạo lên
đá theo mọi phương. Nó đặc trưng cho sự đồng nhất hoặc không đồng nhất theo
một phương nào đó.
- Kiến trúc: Đó là những đặc điểm qui định về trình độ kết tinh của khoáng vật hoặc
kích thước hình dạng của tinh thể khoáng vật hay các hạt vật chất, mảnh vụn các đá
trong mối quan hệ giữa chúng với nhau.
- Thành phần khoáng vật: Đó là những khoáng vật, vật chất chủ yếu tạo nên đá có
thể nhận biết được qua các dấu hiệu nhận biết đã nói ở phần I.
II.1. Nhận biết đá mácma
Đá mácma được thành tạo do kết quả nguội lạnh và đông cứng dung dịch macma
(thể silicát) nóng chảy. Theo điều kiện thành tạo (nhiệt độ, áp suất) chia ra thành đá
macsma xâm nhập và đá macma phun trào.
Mácma xâm nhập được thành tạo trong điều kiện áp suất và nhiệt độ lớn, các khối
macma đông cứng một cách từ từ, đều đặn nên các thành tạo các đá đặc xít, kết tinh
một cách đầy đủ, như các đá Granit, Diorit, Gabro...
Đá mácma phun trào được thành trong điều kiện áp suất và nhiệt độ nhỏ hơn, khí
trong nó toả ra mạnh và nhanh. Do vậy, nó tạo thành các đá
1. Cấu tạo:
+ Dạng khối đặc xít: các khoáng vật tạo đá phân bố đều và chặt
+ dạng dải: các khoáng vật có thành phần hoặc kiến trúc giống nhau phân bố theo
những dải riêng rẽ.
+ Cấu tạo lỗ rỗng: Đặc trưng cho đá phún xuất.

2. Kiến trúc:
Kiến trúc hạt: Các đá xâm nhập sâu thường có kiến trúc kết tinh hạt lớn, hạt đều và
tự hình. Tất cả các hạt đều nhìn rõ bằng mắt thường, có đầy đủ các mặt giới hạn
Các đá xâm nhập nông và các đá phun trào thường thường có kiến trúc kết tinh hạt
nhỏ, ẩn tinh, hạt không đều (kiến trúc pocfia) hoặc kiến trúc thuỷ tinh
3. Các khoáng vật chủ yếu:
-Olivin: Trong đá macsma thường có dạng bầu dục kích thước từ 2 - 5mm có màu
xanh đến xanh lục.
Loại Olivin giàu manhê thường có màu lục sẫm, phổ biến trong các đá gabro,
bazan...
loại Olivin giàu sắt thường có màu lục nhạt, phổ biến trong các đá granit, Sienit...
- Piroxen: khoáng vật chủ yếu trong đá macma chiếm tỷ lệ ≈ 12% trọng lượng đá
mácma. Piroxen có màu đen hoặc xanh đen, hình que rất phổ biến trong đá Gabro,
granit.
- Hocblen: Màu xanh đen, xám xanh,hình dạng đẳng thước, trên bề mặt thường có
vết cắt khai rõ. Phổ bến trong các đá Granit, Pecmatit, Sienit.
- Mica: Tên gọi chung của hai laoij khoáng vật Muscovit màu trắng, trắng xám và
biotit có màu đen nâu, nâu xám, mica ở dạng vẩy phổ biến trong đá Granit
Pecmatit.
- Thạch anh: Phổ biến trong đá macsma axit, trung tính như Granit, Pecmatit..
-Plagiocla: Mầu trắng đến xám hồng. Tinh thể đẳng thước, trên bề mặt có mặt cát
khai rõ tựa như vết rạn.
II.2. Nhận biết đá trầm tích:
Đá trầm tích được thành tạo do kết quả tích tụ và biến đổi tiếp theo của các trầm
tích có nguồn gốc khác nhau.
1. Cấu tạo:
Đa số các đá trầm tích có cấu tạo lớp, tính phân nhịp, thay đổi thành phần hạt theo
độ sâu do các quá trình phân dị trầm tích cơ học và phân dị trầm tích hoá học tạo
nên. Trong quá trình hình thành mỗi lớp đều bị ảnh hưởng nhiều các yếu tố tự nhiên
như gió, sóng, dòng chảy...do vậy, khi hình thành trong mỗi lớp đều giữ lại được ít
nhiều các dấu ấn tự nhiên trên bề mặt hoặc trong các lớp.
- Cấu tạo khối đồng nhất: Đó là cấu tạo có thành phần vật chất đồng nhất và phân
bố đề trong toàn lớp.
- Cấu tạo phân lớp: Được hình thành do sự thay đổi chu kỳ của môi trường trầm
tích (nguồn vật liệu, khí hậu, vận động của vỏ trái đất...). Sự phân lớp được thể hiện
qua sự thay đổi hình dáng, kích thước, thành phần, màu sắc của vật liệu trầm tích.
2. Kiến trúc:
Quan sát hình dạng, độ lớn, độ mài tròn của các hạt. Lượng hạt vụn và xi măng gắn
kết các hạt. Đối với đá trầm tích sinh hoá, kiến trúc của đá thể hiện ở hình dáng
hạt.
3. Thành phần khoáng vật:
Thành phần khoáng vật của đá trầm tích bao gồm hai loại:
- Khoáng vật tha sinh: là những khoáng vật bền vững trong quá trình phong hoá
được vận chuyển và lắng đọng cùng các vật liệu khác như: thạch anh, fenpast, mica,
apatit...
- Khoáng vật tự sinh: được thành tạo từ dung dịch thật hoặc dung dịch keo hay do
kết quả của quá trình biến đổi, thay thế sau khi thành đá, là thành phần chính trong
trầm tích sinh hoá và là xi măng gắn kết trong trầm tích vụn cơ học. Ngoài ra còn
có các di tích hữu cơ và các vật liệu núi lửa (đá trầm tích tro núi lửa)
Đặc điểm dễ nhận biết của đá trầm tích đó là thành phần khoáng vật đơn giản, có
hoá đá, đá có cấu tạo lớp, đá có kiểu kiến trúc xi măng gắn kết các hạt hoặc là kiến
trúc kết tinh
II.3. Đá biến chất:
đá biến chất được hình thành do tác động của quá trình nội sinh (áp suất cao, nhiệt
độ lớn, các hoat chất hoá học) xảy ra ở những độ sâu khác nhau trong vỏ quả đất,
làm biến đổi các đá nguyên thuỷ về thành phần khoáng vật, kiến trúc hoặc cấu tạo.
1.Cấu tạo:
Đá biến chất thường có cấu tạo phân phiến: gồm các phiến rất mỏng, mặt phiến
nhẵn bóng đặc trưng cho đá biến chất động lực (các loại đá phiến, Filonit).
- Cấu tạo phiến kết tinh: Là cấu tạo gồm nhiều tinh thể khoáng vật nằm định hướng
trên mặt phân phiến đặc trưng cho đá biêns chất nhiệt động.
- Cấu tạo Gơnai (cấu tạo mắt): Là cấu tạo do những khoáng vật cùng loại sắp xếp
định hướng gần song song tạo nên những dải mẫu xen kẽ nhau trong toàn bộ khối
đá.
2. Kiến trúc:
- Kiến trúc sót: là các kiến trúc của đá nguyên thuỷ còn giữ lại trong đá biến chất
như kiến trúc hạt, Poocpia.
- Kiến trúc cà nát: Là kiến trúc bao gồm những mảnh đá không tròn cạnh có kích
thước khác nhau đặc trưng cho đá biến chất động lực.
- Kiến trúc biến tinh: Là kiến trúc có sự thay đổi các khoáng vật trong đá thành
những khoáng vật mới (hạt, que, vảy, tấm biến tinh, chủ yếu dạng tha hình).
3. Thành phần khoáng vật:
Thành phần khoáng vật gần giống đá nguyên thuỷ, tuy nhiên, nó cũng có những
khoáng vật chỉ có trong đá biến chất như: granat, xerixit, tan, đisten, anđalaxit,...
Câu hỏi:
1. Những dấu hiệu nhận biết khoáng vật?
2. Muốn nhận biết nguồn gốc các đá, phải nhận biết qua các dấu hiệu gì?
3. Dấu hiệu nhận biết đá mácmac?
4. Dấu hiệu nhận biết đá trầm tích?
5. Dấu hiệu nhận biết đá biến chất?
6. Sự khác nhau cơ bản giữa ba nhóm đá chính?
7. Sự khác nhau cơ bản giữa đá và khoáng vật?

III.II. Bản đồ và mặt cắt Địa chất Công trình


I. Bản đồ ĐCCT:
I.1. bản đồ địa chất:
Bản đồ địa chất là bản đò trên đó thể hiện các nội dung chính sau:
- Phân bố đất đá có tuổi và nguồn gốc khác nhau ở khu vực nhiên cứu.
- Các yếu tố địa chất: Thế nằm, đường ranh giới giữa các đá có tuổi khác nhau,
thành phần chính của các đá, nếp uốn, nếp lồi...
- Các yếu tố kiến tạo: đứt gãy, cánh nâng, cánh hạ, ranh giới bất chỉnh hợp giữa các
đá có tuổi khác nhau.
Tất cả các nội dung trên thể hiện trên bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ đã được lược
bớt một số chi tiết như làng mạc, sông, suối...
Tuỳ theo mục đích và đối tượng nghiên cứu người ta chia ra nhiều loại bản đồ như:
Bản đồ địa chất, Bản đồ địa chất kiến tạo, Bản đồ địa chất thuỷ văn, Bản đồ địa chất
công trình,...
I.2. Bản đồ địa chất công trình:
Bản đồ địa chất công trình được thành lập dựa trên bản đồ địa hình có cùng tỷ lệ,
trên đó dùng đường nét, ký hiệu, màu sắc để thể hiện các điều kiện địa chất công
trình (tính chất cơ lý, độ rỗng...) của các tầng đất đá khác nhau trong khu vực
nghiên cứu.
II. Mặt cắt Địa chất công trình:
Nếu như bản đồ ĐCCT thể hiện mối quan hệ giữa các đất đá có tuổi khác nhau, các
yếu tố dịa chất, yếu tố kiến tạo, điều kiện DDCCT phân bố trên bề mặt trái đất thì
mặt cắt ĐCCT lại thể hiện mối quan hệ của các yêú tố theo chiều sâu trong vỏ trái
đất.
Như vậy, mặt cắt địa chất công trình là bản vẽ thể hiện một phần cấu trúc của vỏ
quả đất theo một hướng nào đó trên bản đồ ĐCCT. Hướng đường cắt để thành lập
mặt cắt địa chất công trình là một đường thẳng hoặc đường gấp khúc tuỳ thuộc vào
mục đích thể hiện cấu trúc của vỏ quả đất trong khu vực nghiên cứu.
+ Cách thành lập mặt cắt địa chất công trình.
Bước 1: Lập mặt cắt địa hình:
Để thành lập mặt cắt địa chất công trình trước tiên phải thành lập mặt cắt địa chất
địa hình. Mặt cắt địa hình được lập trên giấy kẻ ly. Tỷ lệ đứng và tỷ lệ ngang được
chọn cùng tỷ lệ với bản đồ địa chất.
Bước 2:
Xác định vị trí các hố khoan hoặc các công trình thăm dò trên bản đồ, để đưa lên
mặt cắt
Bước 3:
Dựa vào tài liệu các hố khoan thăm dò hoặc các công trình thăm dò, xác định đáy
các lớp đất đá tại vị trí nghiên cứu.
Bước 4:
Liên kết các lớp đất đá có cùng tuổi, nguồn gốc và điều kiện địa chất công trình.
Bước 5:
Vẽ ký hiệu các lớp đất đá (theo ký hiệu thạch học).
Bước 6:
Viết chú thích các ký hiệu đã dùng trong mặt cắt.
Câu hỏi:
1. Các nội dung thể hiện trên mặt cắt địa chất?
2. Các nội dung thể hiện trên mặt cắt địa chất công trình?
3. Sự khác nhau giữa bản đồ địa chất công trình và mặt cắt địa chất công trình?
4.Cách thành lập mặt cắt địa chất công trình?

CÁC BƯỚC HỎI BẢO VỆ THỰC TẬP ĐCCT


Gọi sinh viên nộp báp cáo thực tập, những sinh viên không đủ bài thí nghiệm không
đủ điều kiện dự thi.
Chia nhóm bảo vệ, mỗi nhóm khoảng 7 đến 8 sinh viên
Gọi từng nhóm vào
Phát đề cho sinh viên chuẩn bị trong 10 phút sau đó gọi từng sinh viên lên hỏi.
Điểm dựa vào kết quả trả lời của sinh viên, báo cáo thực tập và ý thức thực tập.

Anda mungkin juga menyukai