Anda di halaman 1dari 5

CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN NG-SDH

SDH là tên gọi tắt của hệ thống phân cấp đồng bộ (Synchronyzation Digital
Hierachy) là hệ thống truyền dẫn mà tín hiệu ở tất cả các cấp đều được đồng bộ ở
đồng hồ trung tâm.
Hệ thống phân cấp đồng bộ số SDH là một mạng truyền dẫn có khả năng kết
hợp được tất cả các thiết bị truyền dẫn có tốc độ khác nhau trong hệ thống PDH như là
1,5; 2; 6; 34; 45 và 140Mb/s .

Hình 1: Công nghệ SDH

1.Đặc điểm của SDH.


a. Ưu điểm:
_ Chất lượng truyền tải thông tin trên kết nối cao, trễ truyền tải nhỏ.
_ Độ tin cậy kết nối cao.
_ Công nghệ đã được chuẩn hóa.
_Thuận tiện sử dụng cho mô hình kết nối điểm-điểm.
_ Thiết bị được triển khai rộng rãi trên mạng, tương thích với nhiều chủng loại thiết bị
mạng
_ Quản lý dễ dàng.

b. Nhược điểm:
 Do SDH được thiết kế tối ưu cho phương thức truyền tải TDM, do vậy có
những nhược điểm khi triển khai SDH cho mạng truyền tải dữ liệu gói:
_ Kết nối cứng, lãng phí tài nguyên băng thông khi kết nối truyền tải lưu lượng
gói.
_ Không tối ưu và lãng phí tài nguyên băng thông khi truyền tải lưu lượng gói
trên cấu trúc tô-pô ring.
_ Tài nguyên mạng dành cho phục hồi và bảo vệ mạng lớn.
_ Không tối ưu cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá(multicast).
_ Hiệu quả sử dụng băng thông thấp khi ghép dữ liệu gói vào tải tin SDH.
_ Cấu trúc ghép kênh qua nhiều cấp, số lượng thiết bị mạng lớn khi phải phân
chia nhiều loại giao diện khách hàng.
_ Các giao diện mạng không tương thích với các giao diện của thiết bị
Ethernet.
_ Chi phí nâng cấp mở rộng tốn kém.
_ Thời gian cung ứng dịch vụ cho khách hàng lâu.

 Cấu trúc ghép kênh SDH:

Hình 2. Cấu trúc ghép kênh SDH

2. Công nghệ SDH thế hệ sau (NG-SDH):


Giới thiệu.
Công nghệ SDH được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải các tín hiệu ghép
kênh phân chia theo thời gian (TDM). Với khuynh hướng truyền tải dữ liệu ngày
càng tăng, hệ thống SDH truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng của
các dịch vụ số liệu nữa. Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông là:
 Sự bùng nổ của các dịch vụ trên Internet
 Sự tích hợp dịch vụ
 Khả năng di động và chuyển vùng
 Yêu cầu QoS (Quality of service)theo nhiều mức độ khác nhau
Có thể phân chia thành bốn loại dịch vụ ứng dụng với các mức QoS khác nhau:
 - Nhạy cảm với trễ và tổn thất (video tương tác, game…).
 - Nhạy cảm với trễ nhưng tổn thất vừa phải (thoại).
 - Nhạy cảm về tổn thất nhưng yêu cầu trễ vừa phải (dữ liệu tương
tác).
 - Yêu cầu đối với trễ và tổn hao đều không cao (truyền tệp).
 Độ an toàn cao
 Tính linh hoạt, tiện dụng
 Giá thành mang tính cạnh tranh cao
Từ sự dẫn nhập ở trên có thể thấy xu hướng sử dụng dịch vụ theo hướng tăng
tính giải trí, tăng tính di động, tăng khả năng thích nghi giữa các mạng, tăng tính bảo
mật, tăng tính tương tác nhóm, giảm chi phí…
Chính xu hướng phát triển dịch vụ đó đã thúc đẩy sự phát triển các mạng viễn
thông theo hướng: công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao, khai thác đơn
giản, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. SDH thế hệ sau (NG-SDH) được
phát triển dựa trên nền mạng SDH hiện tại, là một cơ chế truyền tải cho phép truyền
dữ liệu ở tốc độ cao, băng thông rộng và tồn tại đồng thời các dịch vụ truyền thống và
các dịch vụ mới trên cùng một mạng mà không làm ảnh hưởng lẫn nhau.
Điều quan trọng nhất là NG-SDH có thể thực hiện việc phân bố băng thông mà
không làm ảnh hưởng tới lưu lượng hiện tại. Ngoài ra, NG-SDH còn có khả năng cung
cấp chất lượng dịch vụ (QoS) thích hợp cho các dịch vụ mới và khả năng truyền tải
đồng thời nhiều loại dịch vụ khác nhau trong cùng một môi trường, cho phép các nhà
khai thác cung cấp nhiều dịch vụ chuyển tải dữ liệu để tăng hiệu quả của các trạm
SDH đã lắp đặt bằng cách thêm vào các nút biên MSSP. Nghĩa là không cần lắp đặt
một mạng chồng lấp hoặc thay đổi tất cả các nút hay sợi quang. Cắt giảm được chi phí
trên 1 bit lưu chuyển, thu hút nhiều khách hàng mới và giữ được những dịch vụ kế
thừa.

Hình 3: Mô hình giao thức trong NG-SDH.


3.NG-SDH và sự kế thừa
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẵn sàng chuyển các dịch vụ Ethernet/IP
trong kinh doanh sang các mạng đô thị. Mặt khác, sự kết hợp Ethernet/IP có thể làm
tăng lợi thế truyền tải đường dài của SDH bao gồm sự mềm dẻo, tin cậy, khả năng
chuyển đổi, bảo vệ tích hợp, quản lý và định tuyến lại. NG-SDH đã làm được nhiều
hơn thế. Các node mới của nó được gọi là "Nền tảng cung cấp đa dịch vụ” MSSP cho
phép kết hợp các giao tiếp dữ liệu như Ethernet, 8B/10B, MPLS hoặc RPR mà không
cần bỏ các giao tiếp SDH/PDH.
Ngoài ra, để dữ liệu chuyển tải hiệu quả hơn, SDH đã chấp nhận một tập các
giao thức mới đã được cài đặt trong các nút MSSP. Các nút này được kết nối với các
thiết bị cũ đang chạy trên mạng.

Hình 4: Khả năng linh hoạt, mềm dẽo và hiệu quả của SDH thế hệ sau

Phần lớn các nhà vận hành, khai thác đã sử dụng SDH trong vài thập niên trở lại
đây, chủ yếu để chuyển tải thoại và các giao thức dữ liệu định hướng kết nối. Do đó,
truyền tải dữ liệu không hướng kết nối là một thách thức. Mặc dù nhiều kiến trúc được
phát triển theo hướng này (PoS, ATM, ...) nhưng chúng không được chấp nhận rộng
rãi trong thương mại vì chi phí, sự phức tạp hoặc hiệu quả thấp.
Hướng đến sự phát triển của NG-SDH, trước hết là mong muốn tìm ra một
phương thức đơn giản có khả năng thích ứng với bất kỳ giao thức dữ liệu gói nào và
thứ hai là cách sử dụng băng thông hiệu quả. Nghĩa là cần một lớp giao thức thích ứng
và một cơ chế sắp xếp mới để điều khiển việc sử dụng băng thông. Cơ chế phải thực
hiện được tất cả nhưng điều này và giữ được việc truyền tải SDH tin cậy và sự quản lý
tập trung.
Các hệ thống truyền dẫn đang ngắm vào SDH trong việc định tuyến các khối lưu
lượng SDH tốc độ cao cho mục đích truyền tải đường dài. Để làm được việc này,
SDH cần một số giao thức sau:
- Giao thức đóng khung chung (GFP): được định nghĩa trong khuyến nghị
G.7041 ITU-T. Thủ tục sắp xếp gói số liệu của bất kì dịch vụ tuyến số liệu (data link)
nào như Ethernet, quảng bá video số (DVB), lưu trũ cục bộ (SAN). So với các thủ tục
định dang khung khác như Packet over SDH hay X.86, GFP có tỉ lệ mào đầu thấp nên
không đòi hỏi nhiều quá trình phân tích xử lý.
- Ghép chuỗi ảo (VCAT): được định nghĩa trong khuyến nghị G.707 ITU-T. Thủ
tục tạo ra một “ống ảo” với kích thước phù hợp cho lưu lượng, độ linh hoạt và khả
năng tương thích cao với các kỹ thuật SDH hiện có.
- Giao thức điều chỉnh dung lượng tuyến (LCAS): được định nghĩa trong khuyến
nghị G.7042 ITU-T, thủ tục báo hiệu thực hiện phân định hay hủy bỏ các đơn vị băng
thông để phù hợp với yêu cầu truyền tải số liệu.
Những chức năng này được thực hiện trên các nút MSSP mới được đặt ở các
biên của mạng. Chúng trao đổi các gói dữ liệu client được tổng hợp qua nền SDH mà
tiếp tục không được thay đổi. Nghĩa là các nút MSSP đại diện cho NG-SDH và được
hiểu là sự kế thừa mạng SDH.

Anda mungkin juga menyukai